Chương 1:
1. Pháp Hộ Niệm vãng sanh bắt nguồn từ đâu?
a) Được Phật huyền ký trong nhiều kinh điển, nhất là
kinh luận Tịnh-Độ. [Đúng]
b) Được chư Tổ dựa theo kinh Phật rồi hệ thống hóa để
ứng dụng trợ duyên cho người lâm chung vãng sanh
Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
c) Do pháp sư Tịnh Không sáng chế ra, được Tịnh-Tông
Học Hội phổ biến mà có. [Sai]
d) Hoàn toàn do người thời này tự sáng chế ra chứ không
có trong kinh Phật. [Sai]
2. Pháp hộ niệm vãng sanh của Tịnh-Độ Tông y cứ vào kinh nào?
3. Những tài liệu nào trước đây nói về Hộ Niệm vãng sanh?
4. Những tài liệu nào hiện nay nói về Hộ Niệm vãng sanh?
a) “Quy Tắc Trợ Niệm Khi Lâm Chung và Pháp Ngữ
Khai Thị”, kết tập của chư Tổ Tịnh-Độ. [Đúng]
b) “Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung” của PS Tịnh
Không (kết tập). [Đúng]
c) “Sự Kiện Quan Trọng Nhất Của Đời Người” của PS
Tịnh Không. [Đúng]
d) “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm (Minh
Trị). [Đúng]
e) “Rất nhiều cuộc tọa đàm nói về hộ niệm của cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị). [Đúng]
f) “Và rất nhiều tài liệu khác của Tịnh-Độ tông. [Đúng]
5. Trên thế gian này có bao nhiêu pháp hộ niệm?
a) Mỗi pháp môn tu học đều có pháp hộ niệm riêng. [Đúng]
b) Tất cả mọi tôn giáo đều có phương pháp hướng dẫn
người sắp chết đi về cảnh giới tương ứng, có thể gọi là
cách “Hộ Niệm” của họ. [Đúng]
c) Duy nhất chỉ có một pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông. [Sai]
d) Những người tu hành mà tiêu cực nên cứ nằm đó cầu
chết mới nói đến hộ niệm. [Sai]
6. Pháp hộ niệm vãng sanh TPCL chính là:
7. Trong Tịnh-Độ tông, những vị Tổ nào đề xướng hộ niệm?
a) Từ sơ tổ Huệ-Viễn đời nhà Tấn khi kết lập Bạch Liên
Xã ở Lô Sơn Đông Lâm khuyên đồng tu quyết thề đồng
vãng sanh về Liên Bang Cực Lạc. [Đúng]
b) Đại sư Thiện-Đạo đời nhà Đường, tổ thứ 2 Tịnh-Độ
tông rất chú trọng pháp hộ niệm để giúp người hạ căn
phàm phu giữ được chánh niệm mà vãng sanh. [Đúng]
c) Tất cả chư tổ Tịnh-Độ đều khuyến nhắc hộ niệm. [Đúng]
8. Tại sao cần phải hộ niệm?
a) Đến thời mạt pháp này nghiệp chướng của chúng sanh quá nặng. Cần phải hộ niệm mới giúp được người
bệnh vượt qua ách nạn của nghiệp báo. [Đúng]
b) Chúng sanh phạm tội sát sanh hại vật quá nhiều, nạn oán thân trái chủ quá kịch liệt. Cần phải hộ niệm mới
có thể hóa giải mối oán thù này mà thoát nạn. [Đúng]
c) Lúc còn khỏe thì có thể lý luận, đến khi nằm xuống thì các căn tán hoại, nếu không được hộ niệm thì coi chừng uổng phí một đời tu hành. [Đúng]
d) Người bệnh còn rất nhiều vướng mắc khác. Cần phải
hộ niệm mới hóa gỡ được giúp người bệnh chuyên
nhất niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
e) Khi nào người bệnh muốn chết sớm thì nên cần đến hộ
niệm. [Sai]
f) Phàm phu khi lâm chung bị nghiệp khổ bức bách, gia
sự rối ren, oán thân trái chủ trả thù đòi nợ rất nguy
hiểm… nếu không được hộ niệm rất khó thoát nạn. [Đúng]
g) Người tu hành lâu năm thì không cần hộ niệm cũng
được vãng sanh. [Sai]
h) Người nào niệm Phật đã đạt được tam muội thì có thể không cần đến hộ niệm, ngoài ra ai cũng cần đến hộ
niệm. [Đúng]
i) Người được hộ niệm nếu không được vãng sanh thì
cũng hết bệnh. [Sai]
9. Người phát tâm hộ niệm vãng sanh cần nghiên cứu những gì?
a) Nghiên cứu tất cả những pháp hộ niệm để tổng hợp và
rút tỉa ưu khuyết điểm. [Sai]
b) Nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm rồi chọn một pháp tâm
đắc để hộ niệm. [Sai]
c) Nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm khác nhau thường bị mông lung, không có định hướng thẳng về cảnh giới
TPCL. [Đúng]
d) Phải nghiên cứu thật kỹ pháp hộ niệm của Tịnh-Độ
tông là đủ, vì chỉ có pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông
mới hướng dẫn đi thẳng về TPCL.. [Đúng]
e) Phải nghiên cứu pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông,
nhưng cần bổ túc thêm những sáng kiến mới. [Sai]
10. Pháp hộ niệm vãng sanh là gì?
a) Là người khỏe niệm Phật thay cho người bệnh, vì
thường người bệnh không tự niệm Phật được. [Sai]
b) Là một pháp do Tịnh-Độ tông Trung Hoa sáng chế ra,
chứ không có trong kinh điển của Phật. [Sai]
c) Là cách giảng giải Phật pháp cho người bệnh hiểu rõ lý
đạo vãng sanh. [Sai]
d) Là cách hướng dẫn người bệnh thực hiện được đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh để vãng sanh. [Đúng]
e) Là pháp cầu tiêu tai giải nạn, tiêu trừ tật bệnh. [Sai]
f) Là pháp giúp người đang bị bệnh khổ hành hạ được
chết sớm để bớt khổ đau. [Sai]
g) Là pháp giúp cho người đang trong cơn hấp hối được
tắt hơi sớm. [Sai]
h) Một pháp thuộc về tâm lý học nhằm an tâm người
bệnh, giảm bớt sự đau khổ cho gia đình trước cảnh
sanh tử biệt ly. [Sai]
i) Là sự kết hợp giữa pháp siêu độ vong linh của Việt
Nam và Tam Thời Hệ Niệm của quốc sư Trung Phong. [Sai]
j) Là một pháp niệm Phật được ứng dụng rất vi diệu giúp người bệnh chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
k) Chính là pháp môn Niệm Phật được ứng dụng cụ thể,
chính xác, đúng lúc giúp người lâm chung vãng sanh
TPCL. [Đúng]
11. Phật dạy tất cả do tâm tạo. Pháp hộ niệm thực thi cụ thể và chính xác lý đạo này. Xin giải thích rõ.
a) Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai, ví dụ:
sân giận đọa địa ngục, tham lam đọa ngạ quỷ, ngu si
đọa bàng sanh. Vậy thì khi lâm chung nếu người bệnh
quyết niệm Phật cầu vãng sanh TPCL thì được vãng
sanh. [Đúng]
b) Người bệnh có tâm nguyện niệm Phật cầu hết bệnh sẽ
được hết bệnh. [Sai]
c) Cầu hết bệnh là đem cả đại pháp của Phật phục vụ cho thân xác tứ đại vô thường. Tu hành sai pháp Phật nên
không được vãng sanh. [Đúng]
d) Người một đời tu hành, nhưng khi sắp chết lại thương tiếc thân mạng, cầu xin hết bệnh thì phải theo xác thân mà bị đọa lạc. [Đúng]
e) Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai, cho
nên pháp hộ niệm hướng dẫn thẳng về TPCL để người
lâm chung vãng sanh. [Đúng]
f) Người phàm phu lâm chung bị bệnh khổ hành hạ,
nghiệp chướng bức bách, không thể tự chủ được, nhờ
hộ niệm mà họ quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh
mà được vãng sanh. [Đúng]
g) Người ưa thích lý luận cao huyền, vô tình sự lý luận sẽ tạo nhân chủng hỗn loạn trong tâm. Tâm loạn không
thể vãng sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
h) Người tu tập nhiều thứ, tìm hiểu nhiều lý đạo thì khi
lâm chung họ dễ dàng chọn lựa đường nào thích hợp
để đi. [Sai]
i) Người tu tập quá nhiều thứ, thì mông lung không chủ
định, đến khi lâm chung sẽ hoang mang như đứng giữa
vạn nẻo đường đành phải theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
j) Một người tu hành rất giỏi, công phu cao thì khi bỏ
báo thân chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
k) Một người tu hành rất giỏi, nhưng không nguyện sanh về TPCL nhất định không được vãng sanh. [Đúng]
l) Tất cả do tâm tạo, pháp hộ niệm hướng dẫn người khi ra đi quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh về TPCL
nên họ được vãng sanh. [Dúng]
12. Vãng Sanh là gì?
a) Từ này được Phật nói rất nhiều trong các kinh điển
Tịnh-Độ tông, chỉ cho người khi bỏ báo thân được ADi-Đà Phật tiếp dẫn thẳng về cảnh TPCL. [Đúng]
b) Vãng sanh tức là chết, danh từ tuy khác nhau nhưng ý
nghĩa thì tương đồng. [Sai]
c) Đây là thuật ngữ chỉ cho người chết được tái sanh vào
những cảnh thiện trong sáu đường luân hồi. [Sai]
d) Chỉ cho những người khi chết rồi để lại thân xác mềm
mại, sắc tướng an lành. [Sai]
13. Nói về hiện tượng vãng sanh TPCL, cần nhớ những điểm gì?
a) Người chết để lại thoại tướng mềm mại thì chắc chắn
được vãng sanh TPCL. [Sai]
b) Người biết trước ngày giờ chết, an lành ra đi, để lại
nhiều xá lợi thì chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
c) Người chết về báo mộng cho biết mình đã vãng sanh
thì được vãng sanh. [Sai]
d) Người được vãng sanh thì có thoại tướng tốt, nhưng có
thoại tướng tốt chưa hẳn là được vãng sanh TPCL. [Đúng]
e) Người thực hiện được đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, lúc
lâm chung thấy A-Di-Đà Phật tiếp dẫn thì chắc chắn
được vãng sanh TPCL. [Đúng]
f) Người hiền hậu, có chí quyết vãng sanh, lại được hộ
niệm cẩn thận, nếu có thoại tướng tốt thì xác suất vãng
sanh rất cao. [Đúng]
14. Người ra đi với thoại tướng tốt, tại sao chưa chắc được vãng sanh TPCL?
a) Người tu bố thí, làm thiện, ít tạo nghiệp ác… khi chết
nếu để lại thoại tướng tốt thì họ theo nghiệp thiện mà
sanh vào ba cảnh thiện để hưởng phước chứ không
phải vãng sanh TPCL. [Đúng]
b) Người suốt đời niệm Phật cầu sanh TPCL, lúc lâm
chung vẫn niệm Phật nhưng lại quyến luyến thế gian,
tưởng nhớ đến phước báu, v.v… quên mất tâm nguyện vãng sanh thì dù có thoại tướng tốt vẫn chỉ sanh vào
ba cảnh thiện mà thôi. [Đúng]
c) Người tu hành các pháp môn tự lực, nếu đạt được mức tu chứng tốt, ra đi có tướng lành thì có thể sinh vào
những cảnh Trời tương ứng với mức chứng chứ không
phải vãng sanh TPCL. [Đúng]
d) Người tu hành phước lớn, nhưng nghiệp chưa sạch thì ra đi dù có thân tướng tốt cũng chỉ được sanh lên một
cảnh giới lành để hưởng phước, chứ không phải vãng
sanh TPCL. [Đúng]
e) Chỉ có người niệm Phật tha thiết cầu sanh TPCL, giữ
vững ý niệm này đến lúc buông bỏ báo thân, ra đi để
lại thoại tướng tốt mới được vãng sanh TPCL. [Đúng]
15. Người niệm Phật ra đi với thoại tướng tốt, trường hợp nào ta biết họ được vãng sanh TPCL?
a) Trước khi ra đi chính họ nói đã thấy được A-Di-Đà
Phật đến tiếp dẫn, trường hợp này chắc chắn nhất. [Đúng]
b) Nhiều khi nói không nổi, nhưng thường ngày niệm
Phật tốt, đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh đến giây phút cuối
cùng thì tin tưởng họ được vãng sanh. [Đúng]
c) Người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, tắt hơi sau hơn 8
giờ mà hơi ấm còn lưu lại một điểm ở đỉnh đầu thì xác
suất vãng sanh rất cao. [Đúng]
d) Người đã được vãng sanh thì thân tướng rất tốt, bất
khả tư nghì. [Đúng]
16. Tại sao người biết trước ngày giờ ra đi cũng không chắc chắn được vãng sanh TPCL?
a) Người tu hành các pháp môn khác, vì họ không cầu
vãng sanh về TPCL, nhưng nhờ công phu cao, định lực
mạnh, họ có thể ngưng thần ra đi theo những cảnh giới
tương ứng khác. [Đúng]
b) Có nhiều trường hợp người tu theo các đạo Quỷ Thần, được các Ngài báo cho biết ngày chết để về phục vụ
trong các cảnh giới Quỷ Thần. [Đúng]
c) Chỉ có người nào tin tưởng, thành tâm niệm Phật cầu
sanh TPCL mới được vãng sanh. [Đúng]
d) Biết trước ngày giờ ra đi là một thoại tướng tốt, chứ
không phải là điều kiện bảo đảm việc vãng sanh. [Đúng]
17. Những gì có thể làm được khi Hộ Niệm?
a) Giúp người bệnh vượt thoát nhiều cạm bẫy hiểm
nghèo, tránh bị khủng hoảng hay sợ hãi khi lâm chung. [Đúng]
b) Hướng dẫn người bệnh phát nguyện vãng sanh ngắn
gọn cho dễ nhớ. [Đúng]
c) Giúp người bệnh an tâm nằm dưỡng bệnh, không cần
suy nghĩ gì cả. [Sai]
d) Hộ niệm có thể hóa giải nhiều chướng ngại giúp người bệnh an tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
e) Hướng dẫn người bệnh thực hiện chính xác pháp môn niệm Phật ngay trong giây phút sắp mãn báo thân để được vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
f) Giúp người khi lâm chung giữ được chánh niệm, niệm
Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ. [Đúng]
g) Khéo léo hướng dẫn, dùng tâm lý khuyến tấn giúp
người bệnh an tâm niệm Phật vãng sanh. [Đúng]
h) Khai thị, hướng dẫn người bệnh buông xả vạn duyên,
nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
i) Giúp người bệnh không cầu hết bệnh, không sợ chết,
tha thiết muốn vãng sanh thành đạo. [Đúng]
j) Giảng pháp là chính, nhưng phải biết tâm lý để an ủi
người bệnh mới được. [Sai]
k) Không nên giảng giải lý đạo cao siêu. Hãy chú ý hóa
gỡ những vướng mắc, khuyên người bệnh tin tưởng
niệm Phật cầu vãng sanh là tốt. [Đúng]
l) Hướng dẫn gia đình người bệnh thực hiện quy luật trợ niệm vãng sanh. [Đúng]
m) Dặn dò người thân không được khóc lóc, than thở
hoặc nói những lời bi quan trước mặt người bệnh. [Đúng]
n) Ngăn cấm mọi sự đụng chạm vào thân thể người chết ít ra là 8 tiếng đồng hồ sau khi tắt thở. [Đúng]
o) Một BHN giỏi có thể giúp cho người bệnh hết bệnh
hoặc muốn ra đi lúc nào tùy ý. [Sai]
p) Người dù có tu hành tốt nhưng lâm chung không được hộ niệm cũng dễ bị nghiệp khổ hành hạ, bị rối loạn mà
quên mất đường vãng sanh.[Đúng]
q) Người tu hành lâu năm nhưng khi ra đi không được hộ niệm vẫn dễ bị vướng bẫy của oán thân trái chủ mà bị
nạn. [Đúng]
r) Người hộ niệm có thể kịp thời chế ngự oan gia trái
chủ, không cho họ đánh phá người bệnh. [Sai]
s) Người hộ niệm có thể đánh đuổi oan gia trái chủ, trị
ma quái đang công phá người bệnh. [Sai]
t) Hộ niệm chỉ giúp cho người bệnh an tâm niệm Phật
cầu vãng sanh, không liên quan đến vấn đề oan gia trái
chủ. [Sai]
u) Hộ niệm có thể điều giải nạn oán thân trái chủ, giúp
người bệnh khỏi bị khủng bố. [Đúng]
v) Hộ niệm có thể an ủi, khuyến tấn, ủng hộ tinh thần
giúp người bệnh không sợ hãi, an ổn niệm Phật khi
lâm chung mà vãng sanh. [Đúng]
w) Hộ niệm có thể hướng dẫn gia đình biết cách niệm
Phật hộ niệm và giải quyết tốt nhiều biến cố xảy ra
giúp cho người bệnh dễ thoát nạn. [Đúng]
x) Hộ niệm cần khuyên bệnh nhân thành tâm sám hối,
nhờ thế mà hóa giải nạn oán thân trái chủ. [Đúng]
18. Phương thức cần ứng dụng để giảm thiểu sơ suất?
a) Cần phổ biến rộng rãi tài liệu hộ niệm vãng sanh đến
tất cả thành viên BHN và đến đại chúng nếu có thể. [Đúng]
b) Lập quy trình huấn luyện, T/P BHN cần được đào tạo
tốt để thực thi chánh pháp, tránh điều sơ suất. [Đúng]
c) Nếu hộ niệm theo ý riêng, pháp hộ niệm rất dễ bị biến chất, không còn chánh pháp nữa và sớm ngày mai một. [Đúng]
19. Những điểm khác nhau giữa Hộ Niệm và Cầu Siêu:
a) Hộ Niệm là hướng dẫn cách tu hành, hóa gỡ chướng
nạn cho người đang sống, còn Cầu Siêu là phương
cách gỡ nạn cho người đã chết. [Đúng]
b) Hộ Niệm là hướng dẫn cho người sắp lâm chung giữ
được chánh niệm, vững Tín-Nguyện-Hạnh để vãng
sanh, còn Cầu Siêu là pháp hướng dẫn thân trung-ấm
tỉnh ngộ mà siêu sanh. [Đúng]
c) Hộ Niệm là một pháp tu giúp người sống thực hiện
pháp môn Niệm Phật một cách cụ thể, vững vàng để
được sanh về Tịnh-Độ, còn Cầu Siêu là pháp hồi
hướng công đức, tăng phước, giảm tội cho hương linh
sau khi đã chết. [Đúng]
d) Hộ Niệm là pháp hướng dẫn người bệnh chủ động
thực hiện Tín-Nguyện-Hạnh để đi vãng sanh, Cầu Siêu
là pháp tìm cách cứu độ người đã bị chết rồi. [Đúng]
20. Những điểm khác nhau giữa Hộ Niệm và Cầu An:
a) Mục đích của Hộ Niệm là giúp người vãng sanh thành
đạo, còn mục đích của Cầu An là cầu tiêu tai giải nạn
khi bị nạn hoặc đau bệnh. [Đúng]
b) Hộ Niệm là cả một quá trình tu học để thành tựu đạo
quả, còn Cầu An chỉ thực hiện khi nghiệp chướng hiện
hành rồi tìm cách hóa giải.[Đúng]
c) Hộ Niệm là trợ duyên cho người bệnh giữ vững ba tư lương Tín-Nguyện-Hạnh của pháp môn niệm Phật để
vãng sanh, còn Cầu An chủ tâm cầu hết bệnh. [Đúng]
21. Người muốn được vãng sanh TPCL phải làm gì?
a) Tin tưởng vững vàng vào pháp niệm Phật, ngày ngày
chí thành niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Đúng]
b) Cần chuẩn bị sự hộ niệm cẩn thận lúc lâm chung mới
có thể hóa giải những vướng mắc và giữ được chánh
niệm để vãng sanh. [Đúng]
c) Bắt buộc phải chứng đắc cảnh giới “Nhất Tâm Bất
Loạn” mới được vãng sanh. [Sai]
d) Người nào tu lâu thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
e) Tín-Nguyện-Hạnh của pháp môn Niệm Phật phải vững vàng. [Đúng]
f) Cần nghiên cứu thật cẩn thận pháp hộ niệm của TịnhĐộ tông, nắm vững quy luật hộ niệm, đừng nên sơ
suất. [Đúng]
g) Không thể nằm đó chờ sắp chết rồi phó thác vào BHN. [Đúng]
h) Phải lo làm di chúc trước cho con cháu về gia sự, tài
sản, dặn con cháu phải nghe sự hướng dẫn của BHN
lúc lâm chung đừng để quá trễ. [Đúng]
i) Phải tập buông xả. Buông xả trụi lủi vãng sanh tự tại.
Buông xả nhiều vãng sanh dễ. Buông xả ít vãng sanh
khó. Không buông xả không thể vãng sanh. [Đúng]
22. Nhiệm vụ của BHN là gì?
a) Cứu người bệnh vãng sanh TPCL. [Sai]
b) Cứu người lâm chung vượt thoát sáu đường sanh tử
luân hồi. [Sai]
c) Niệm Phật, hướng dẫn, trợ duyên, giúp người bệnh lúc
lâm chung thực hiện đúng pháp niệm Phật cầu vãng
sanh Cực-Lạc để họ được vãng sanh. [Đúng]
d) Giúp người có duyên niệm Phật chứng đắc “Nhất Tâm
bất Loạn”. [Sai]
23. Cách cầu nguyện nào đúng với pháp Hộ Niệm?
a) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì cho người bệnh chóng lành
bệnh. [Sai]
b) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì cho người bệnh sống lâu,
trường thọ. [Sai]
c) Buông xả vạn duyên, nhiếp tâm niệm Phật cầu sanh
Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
d) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì người đang bị bệnh khổ hành
hạ được chết sớm cho khỏe thân.[Sai]
24. Người hộ niệm chú ý dặn dò người bệnh những gì?
b) Chỉ được theo Phật và Bồ-Tát mà thôi, không được theo ông bà quyến thuộc trường thọ. [Sai]
c) Cần giữ tâm thanh tịnh, bình thản trước mọi cảnh giới để tâm thức tự chuyển hóa theo duyên. [Sai]
25. Người Hộ Niệm có thể giúp người bệnh những gì?
a) Kịp thời chế ngự, hoặc đàn áp oan gia trái chủ không cho phép họ đánh phá người bệnh, nhờ thế người bệnh mới được an toàn. [Sai]
b) Giúp người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh, không liên quan gì đến vấn đề oan gia trái chủ. [Sai]
c) Điều giải oan gia trái chủ, giúp người bệnh tránh được những cạm bẫy hiểm nghèo. Hóa gỡ những vướng mắc, khuyên người bệnh nhiếp tâm niệm Phật. [Đúng]
d) Nếu cần thiết có thể thay gia đình chăm sóc người bệnh. [Sai]
e) An ủi, khuyến tấn, động viên tinh thần người bệnh giúp họ an tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
f) Khuyên người bệnh buông xả rốt ráo không cần ăn uống nữa để sớm được vãng sanh. [Sai]
g) Khuyên người bệnh không sợ chết, mà hãy coi đây chính là cơ hội thoát được nạn khổ của thân nghiệp báo để vãng sanh thành đạo. [Đúng]
h) Khuyên người bệnh không cầu hết bệnh, vì cầu hết bệnh thì không còn tha thiết chuyện vãng sanh nên đành phải mất phần vãng sanh. [Đúng]
i) Quan sát những diễn biến trên sắc mặt người bệnh để bắt kịp mọi sự biến chuyển về tinh thần hầu tìm cách hóa giải. [Đúng]
26. Tại sao người bệnh còn sợ chết thì không được vãng sanh?
27. Tại sao người bệnh cầu hết bệnh thì không được vãng sanh?
a) Vì lạc mất khỏi tông chỉ của pháp niệm Phật, không tương ưng với đại nguyện của Phật A Di Đà nên không được vãng sanh. [Dúng]
b) Vì không tha thiết nguyện vãng sanh, nên không được vãng sanh. [Dúng]
c) Tâm đang lo về bệnh, đang nghĩ về bệnh nên phải theo nghiệp chướng thọ nạn. [Đúng]
d) Vì còn tham sống thêm thì không đúng tông chỉ Tín-Nguyện-Hạnh, nên không được vãng sanh. [Đúng]
28. Đối với gia đình, người Hộ Niệm cần nên làm gì?
a) BHN nên đến giảng giải pháp hộ niệm cho những gia đình có người bệnh biết. [Sai]
b) Gia đình phải đến mời thì BHN mới được quyền vào nhà người bệnh trình bày về hộ niệm. [Dúng]
c) BHN phải làm việc cẩn thận về qui luật hộ niệm với gia đình người bệnh trước khi nhận ca. [Đúng]
d) Khi đã hộ niệm rồi thì không cần thiết phải để ý đến thân nhân trong gia đình. [Sai]
e) Hướng dẫn và khuyến tấn gia đình cùng hộ niệm đúng pháp để trợ duyên cho người thân của họ. [Dúng]
f) Khuyên gia đình chú ý cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ để có sức khỏe và tinh thần tốt mà niệm Phật. [Dúng]
g) Khai thị, hướng dẫn người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh là đủ. [Sai]
h) Nếu gia đình có làm điều gì sai lầm thì phải cực lực phản đối liền. [Sai]
i) Cần động viên gia đình tin tưởng và quyết lòng niệm Phật hộ niệm cho người thân vãng sanh. [Dúng]
j) Nhắc nhở gia đình không nên để bà con, bạn bè không rành hộ niệm thường xuyên trực tiếp thăm hỏi người bệnh. [Dúng]
k) Nhắc nhở gia đình không được khóc lóc, âu sầu, nói lời bi quan trước mặt người bệnh. [Dúng]
l) Nhắc nhở gia đình không được đụng chạm vào thân xác từ lúc tắt hơi cho đến ít nhất 8 giờ.. [Dúng]
m) Nhắc nhở gia đình luôn luôn phải có ít nhất một người sát bên cạnh người bệnh để chăm sóc. [Dúng]
n) Nhắc nhở gia đình cần báo với BHN biết về mọi tình huống của người bệnh. [Dúng]
29. Mức tu chứng tối thiểu của người Hộ Niệm là gì?
a) Tự mình niệm Phật phải “Nhất Tâm Bất Loạn” thì mới có khả năng hộ niệm cho người khác vãng sanh thành đạo được. [Sai]
b) Niệm Phật dù không được “Nhất Tâm Bất Loạn”, nhưng ít ra cũng phải đạt được tiêu chuẩn niệm Phật thành thục mới có thể hộ niệm. [Sai]
c) Không cần chứng đắc, nhưng ít ra cũng phải được cảm ứng với “Bề Trên” ứng hiện khai thị hướng dẫn rồi mới được hộ niệm. [Sai]
d) Không cần tu chứng, nhưng cần học tập kỹ pháp hộ niệm và chân thực phát tâm hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh là được. [Dúng]
e) Tâm từ bi thương người với lòng chí thành khẩn thiết cầu A-Di-Đà Phật gia trì tiếp độ người bệnh là có thể hộ niệm được. [Dúng]
f) Vãng sanh là do người bệnh biết buông xả và có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh mà được Phật tiếp dẫn chứ không phải do năng lực của người hộ niệm. [Dúng]
30. Người Hộ Niệm cần trang bị những kiến thức gì?
a) Hiểu rõ quy luật của pháp hộ niệm để hướng dẫn người bệnh vãng sanh, tránh điều sơ suất khi hộ niệm. [Dúng]
b) Hiểu biết đạo pháp nhiệm mầu để thấu suốt mọi tình huống. [Sai]
c) Nắm vững nhiều lý đạo cao siêu để khai thị cho người bệnh sớm ngộ đạo. [Sai]
d) Phải đọc tụng càng nhiều kinh điển của Phật càng tốt. [Sai]
e) Cần biết ứng dụng tâm lý để khuyến tấn người bệnh. [Dúng]
31. Đối với oán thân trái chủ, người hộ niệm phải:
32. Cách niệm Phật trong buổi hộ niệm:
a) Phải niệm Phật thầm trong tâm và quán tưởng đến Phật phóng quang tiếp dẫn. [Sai]
b) Niệm “A-Di-Đà Phật” hoặc “Nam Mô A-Di-Đà Phật” ra tiếng để người bệnh nghe và niệm theo. [Dúng]
c) Nên niệm Phật theo cách mà người bệnh ưa thích hay thường niệm để họ dễ được cảm ứng. [Dúng]
d) Nếu người bệnh không đòi hỏi cách niệm nào đặc biệt, thì nên niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” theo trung đạo, nghĩa là không quá nhanh hoặc quá chậm. [Dúng]
e) Cần niệm rõ ràng, mọi người phải hòa với nhau, không được người nhanh kẻ chậm. [Dúng]
f) Người có âm giọng quá đục hoặc quá sắc (the thé) cần được nhắc nhở nên niệm nhỏ và ngồi xa đế tránh gây xáo trộn người bệnh. [Dúng]
33. Khi bệnh tình không còn chữa trị được nữa là đến thời điểm khẩn thiết, gia đình cần chú ý làm những việc sau đây:
a) Sớm lo coi ngày giờ chôn cất, xây mộ hợp theo phong thủy để người chết hưởng nhiều phước lạc. [Sai]
b) Chuẩn bị mâm cỗ thết đãi chu đáo, hầu được trọn vẹn việc ơn nghĩa thế gian, giúp người chết vui lòng nhắm mắt ra đi. [Sai]
c) Người thân trong gia đình bình tĩnh, thành tâm niệm Phật cầu gia bị, không nên bi lụy hay ồn náo. [Dúng]
d) Cần giấu bệnh nhân về sự thực đau lòng để họ còn chút hy vọng mà sống cho hết những ngày còn lại. [Sai]
e) Chăm sóc cẩn thận để giúp người bệnh thoải mái và có sức niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
f) Gấp rút mời BHN đến trợ niệm, khai thị, điều giải oan gia trái chủ, hóa giải chướng nạn. [Dúng]
g) Thân quyến cần cộng tác chặt chẽ với BHN, thực hiện đúng quy luật trợ niệm, giúp người bệnh giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh mà vãng sanh. [Dúng]
34. Ngoài việc niệm Phật trợ duyên, BHN có thể làm thêm:
a) Cần cúng thí thực cho chúng đẳng vong linh, thập loại cô hồn mỗi khi hộ niệm. [Sai]
b) Cần trì thêm các chú như: chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm, v.v… để pháp hộ niệm được mạnh hơn. [Sai]
c) Cần tụng thêm các kinh như: A-Di-Đà, Địa Tạng, Lương Hoàng Sám, v.v… thì việc hộ niệm sẽ hoàn chỉnh hơn. [Sai]
d) Nên nhắc nhở người bệnh và gia đình sớm làm tờ di chúc cụ thể hầu tránh bị rắc rối khi người bệnh ra đi. [Dúng]
e) Được phép sử dụng các loại công phu như: vận khí công, thuật bấm huyệt, đọc thần chú để chuyển cảnh giới cho thần thức. [Sai]
f) Phải biết đến những đạo thuật tiếp dẫn thần thức vãng sanh. [Sai]
g) Các vị Tăng hoặc Ni tu hành nhiều đức độ có thể tiếp dẫn được thần thức người bệnh vãng sanh. [Sai]
h) Dặn dò người bệnh chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật để vãng sanh TPCL. [Dúng]
i) Có thể dùng phương pháp cộng tu niệm Phật với địa chung để trợ niệm. [Sai]
j) Có thể sử dụng hệ thống loa, micro hoặc hệ thống khuyếch đại âm thanh để hộ niệm và khai thị. [Sai]
k) BHN cần phải phụ giúp chăm sóc, tắm rửa bệnh nhân. [Sai]
l) BHN cần nên phụ giúp việc bếp núc với gia đình. [Sai]
m) Cần nhắc nhở gia đình lập bàn thờ thật trang nghiêm để hộ niệm. [Sai]
n) Không bắt buộc phải lập bàn thờ, nhưng treo tấm hình A-Di-Đà Phật cho người bệnh thấy rõ là điều không thể thiếu. [Dúng]
o) Nếu nhà rộng rãi có thể lập bàn thờ đơn giản gần phòng hộ niệm để gia đình lễ Phật cầu gia trì. [Dúng]
p) Cần thiết trí hoa, quả, nhang, đèn… thật trang nghiêm thì mới hộ niệm tốt. [Sai]
q) Trước khi hộ niệm cần có nghi thức khai lễ trang nghiêm mới hộ niệm được. [Sai]
r) BHN nên quyên góp tiền bạc giúp đỡ những gia đình bệnh nhân nghèo khó. [Sai]
s) BHN cần phải lo luôn việc hậu sự, tang lễ thì công đức mới trọn vẹn. [Sai]
t) BHN nên nhận tiền trả ơn để tránh cho gia đình khỏi bị ái ngại. [Sai]
u) BHN khuyên gia đình phóng sanh hồi hướng cho oan gia trái chủ để giải nạn, còn những gì có liên quan đến tiền bạc thì nên từ chối là tốt nhất. [Dúng]
35. Vấn đề dùng tấm hình của người bệnh để hộ niệm từ xa:
a) Điều này không đúng với pháp hộ niệm. Hàng phàm phu không có năng lực làm điều này, nếu sơ ý dễ biến thành vọng tưởng tai hại. [Dúng]
b) Người bệnh cần người hộ niệm ở sát bên cạnh để niệm Phật ra tiếng, hướng dẫn trực tiếp, hóa gỡ vướng mắc, điều giải oán nạn mới được. [Dúng]
c) Nếu người bệnh ở xa, người hộ niệm có thể hướng dẫn qua điện thoại, nhưng cần phải có người trực tiếp bên cạnh niệm Phật hộ niệm mới đúng pháp. [Dúng]
d) Niệm lực siêu vượt không gian và thời gian, thì hộ niệm trực tiếp hoặc từ xa đều có kết quả như nhau. [Sai]
e) Hộ niệm cần cụ thể và trực tiếp, nếu chấp lý bỏ sự thì trong thời mạt pháp này hộ niệm không thể cứu được ai. [Dúng]
36. Vấn đề đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm:
a) Nếu phòng hộ niệm rộng rãi đủ chỗ kinh hành thì có thể được dùng cách này. [Sai]
b) Không được đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm, vì sẽ làm cho khung cảnh hộ niệm bị xáo trộn, người bệnh dễ bị chóng mặt, khó tập trung. [Dúng]
c) Không được đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm, vì khi vừa tắt hơi thì mọi sự di chuyển gần bên thân xác sẽ gây trở ngại rất lớn cho việc vãng sanh. [Dúng]
d) Chung quanh người bệnh rất cần sắp xếp chỗ ngồi cho đại chúng ổn định, thanh tịnh niệm Phật mới tốt. [Dúng]
37. Vấn đề lạy Phật, nhiễu Phật chung quanh bàn thờ Phật để hộ niệm:
a) Có thể thiết lập một bàn thờ Phật riêng biệt trong gian phòng khác cho đại chúng kinh hành niệm Phật. [Dúng]
b) Người gia đình nên thường xuyên lạy Phật cầu Phật tiếp dẫn người bệnh vãng sanh. [Dúng]
c) BHN đang có trách nhiệm thì ngồi niệm Phật bên cạnh người bệnh, còn những người khác có thể lạy Phật hoặc nhiễu Phật ở phòng khác rất tốt. [Dúng]
38. Vấn đề chụp hình khi đang hộ niệm:
a) Tốt nhất là không cho phép chụp hình, vì chụp hình sẽ có tiếng động và đèn chớp dễ làm động tâm người bệnh và đại chúng. [Dúng]
b) Tối kỵ nhất là giai đoạn lâm chung, ánh chớp và tiếng động của máy chụp hình có ảnh hưởng xấu đối với người bệnh. [Dúng]
c) Cần hỏi qua người bệnh, nếu họ không phiền não thì có thể chụp hình lưu niệm. [Sai]
39. Vấn đề quay video khi đang hộ niệm:
a) Có thể quay video để làm tài liệu học tập, vì quay video không tạo tiếng động, không lóe ánh sáng. [Dúng]
b) Người quay không được dùng đèn pha chiếu vào thân xác hoặc lấn tới trước người hộ niệm để quay. [Dúng]
c) Được phép quay, nhưng phải tuân theo sự cố vấn của BHN, người quay không được gây tiếng động hoặc đi lại quá nhiều. [Dúng]
d) Chỉ được quay khi người bệnh còn sống, tắt hơi rồi không được quay. [Sai]
40. Vấn đề sử dụng pháp khí khi hộ niệm:
a) Bất cứ pháp khí nào cũng đều có thể được dùng để hộ niệm khi cần. [Sai]
b) Dùng khánh là thích hợp nhất cho việc hộ niệm vì tiếng khánh thanh, trợ giúp thêm sự tỉnh táo. [Dúng]
c) Nhiều người bệnh không thích tiếng khánh, thì ta có thể dùng pháp khí khác thay thế cũng được. [Sai]
d) Được dùng khánh để giữ nhịp niệm Phật, nhưng cần theo dõi phản ứng của người bệnh, nếu họ không thích lắm thì cũng không nên dùng. [Dúng]
e) Được dùng khánh, nhưng người sử dụng cần chú ý đừng để tiếng khánh lúc lớn lúc nhỏ, lúc đục lúc trong, lúc tịt lúc vang… [Dúng]
f) Nếu người bệnh thường xuyên bị hôn trầm, đánh vài tiếng khánh bên tai có thể giúp họ tỉnh lại. [Dúng]
g) Có thể dùng địa chung, hoặc dùng chuông và mõ kết hợp thành địa chung để hộ niệm. [Sai]
h) Tang, khơ, chuông, mõ và trống là đủ bộ pháp khí của pháp cộng tu có thể kết hợp để hộ niệm được. [Sai]
i) Được dùng khánh nhưng chỉ dùng ban ngày, không được dùng ban đêm. [Sai]
41. Vấn đề đồng phục khi hộ niệm:
Chương 2:
1. Một số tương quan giữa người bệnh và hộ niệm.
a) Danh từ “Người Bệnh” ở đây là chỉ cho người đang được hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
b) Danh từ “Người Bệnh” cũng có hàm nghĩa rộng chỉ chung cho tất cả chúng ta, vì ai cũng sẽ bệnh và cuối cùng phải xả bỏ báo thân này. [Dúng]
c) Người bệnh chỉ cần chịu niệm Phật thì sẽ được an nhiên tự tại vãng sanh. [Sai]
d) Người bệnh được vãng sanh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của BHN. [Sai]
e) Hộ niệm để tạo thuận duyên. Nguời bệnh phải giữ vững tín tâm, chí thành niệm Phật và tha thiết cầu vãng sanh Tịnh Độ mới được vãng sanh. [Dúng]
f) Gia đình phải biết cách hỗ trợ tạo thuận duyên cho người bệnh niệm Phật. Hộ niệm sẽ đóng vai trò tích cực giúp người bệnh giữ được chánh niệm, vượt qua nghiệp chướng mà vãng sanh. [Dúng]
g) Ai cũng có thể niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tự tại vãng sanh không cần đến hộ niệm. [Sai]
h) Người phàm phu hạ căn trong thời mạt pháp này nên luôn luôn giữ tánh khiêm nhường, hiền lành, chí thành, chí kính niệm Phật, tha thiết nguyện cầu vãng sanh TPCL, và chuẩn bị sự hộ niệm càng sớm càng tốt mới có cơ hội vãng sanh. [Dúng]
i) Phải có một năng lực đặc biệt mới có thể hộ niệm được. [Sai]
j) Hàng phàm phu không thể hộ niệm cho người khác vãng sanh được. [Sai]
k) Chỉ có người tu hành đã chứng quả mới có tư cách hộ niệm cho người vãng sanh. [Sai]
l) Người phải có kiến thức Phật học cao mới có thể hộ niệm được. [Sai]
m) Người có lòng chí thành, tâm từ bi, biết rõ quy tắc pháp hộ niệm thì có thể hộ niệm được. [Dúng]
n) Làm người tốt trong xã hội, ăn ở hiền lành chính là sự tu hành thiết thực nhất. [Sai]
o) Pháp tu giải thoát của Phật Giáo không thể định nghĩa như sinh hoạt của một hội đoàn từ thiện xã hội. [Dúng]
p) Người không tin sự vãng sanh không thể được vãng sanh. [Dúng]
q) Người dù đã gây nên tội lớn nhưng biết hồi đầu kiệt thành sám hối, niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ vẫn có thể được vãng sanh. [Dúng]
r) Người chết rồi mà thân xác mềm mại thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
s) Người sợ chết không thể vãng sanh. [Dúng]
t) Người chăm sóc sức khỏe rất cẩn thận, lo lắng từng chút về bệnh hoạn, thì rất dễ được tự tại vãng sanh. [Sai]
u) Quá lo sợ về bệnh hoạn là chướng nạn lớn cho sự vãng sanh. [Dúng]
v) Người học rộng, hiểu nhiều, niệm Phật rất dễ được vãng sanh. [Sai]
w) Người có kiến thức thế gian rộng thường vướng nạn thế trí biện thông, ít tin Phật pháp, rất khó vãng sanh. [Dúng]
x) Những người tánh tình hiền hậu biết niệm Phật, tha thiết nguyện vãng sanh lại được hộ niệm nữa thì rất dễ được vãng sanh. [Dúng]
y) Được vãng sanh là do mạng số định sẵn, chứ đâu phải muốn vãng sanh mà được. [Sai]
2. Tu pháp môn niệm Phật, cần xác định lập trường như thế nào?
a) Pháp môn niệm Phật đơn giản, dễ hành, nhưng chỉ thích hợp với các cụ già cả mà thôi. [Sai]
b) Chỉ có hàng thượng căn thượng trí mới niệm Phật một đời này vãng sanh, còn hàng hạ căn cần phải tu thêm nhiều hạnh khác hỗ trợ mới hy vọng được thành tựu. [Sai]
c) Phải giữ vững niềm tin, chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Lâm chung người nào làm được đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì được vãng sanh. [Dúng]
d) Niệm Phật cần chuyên nhất, đừng nên quá xen tạp mà đường vãng sanh gặp nhiều trở ngại. [Dúng]
e) Người tu hành phải có tâm từ bi cứu độ chúng sanh, nỡ nào lại cứ lo chuyện vãng sanh cá nhân mà bỏ rơi chúng sanh quá khổ sở trên thế gian này. [Sai]
f) Đường thành đạo chính mình còn mơ hồ, việc thoát ly sanh tử luân hồi chính mình chưa vững, thì làm sao có thể cứu độ được chúng sanh. Nên phải lo tu hành và cầu vãng sanh trước. [Dúng]
g) Chưa vãng sanh thì chưa được thành đạo, chưa thành đạo thì chưa có thể cứu độ được chúng sanh. [Dúng]
h) Người tâm chưa khai, ý chưa mở, thường hiểu sai lời Phật dạy. Nếu dắt dẫn chúng sanh theo ý riêng của mình rất dễ bị sai đường, chịu vấn đề nhân quả rất nặng. [Dúng]
i) Quyết lòng một đời này vãng sanh thành Phật, thành Phật rồi mới có khả năng cứu độ chúng sanh. Niệm Phật để vãng sanh là Chánh Hạnh của người Niệm Phật. [Dúng]
j) Khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh TPCL là giúp người phàm phu thành Phật, công đức vô lượng vô biên. [Dúng]
k) Bố thí, làm thiện, cúng dường, xây chùa… là cứu độ chúng sanh. [Sai]
l) Bố thí, làm thiện, cúng dường, xây chùa… đều là tu phước báu Nhân Thiên hữu lậu, chứ không phải là pháp thoát ly sanh tử luân hồi. [Dúng]
m) Hàng phàm phu mà nghĩ rằng một đời vãng sanh thành Phật là vọng tưởng. [Sai]
n) Người phàm phu quyết lòng niệm Phật, tin vững, nguyện thiết, lâm chung 10 niệm tất sanh thành Phật. Đây là lời Phật dạy. [Dúng]
o) Khuyên người niệm Phật với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh là thực hành một đại pháp cứu độ chúng sanh trong thời này. [Dúng]
3. Niệm Phật với dụng ý nào mới đúng chánh pháp?
a) Niệm Phật để mở luân xa, luyện điển khí, đả thông kinh mạch. [Sai]
b) Niệm Phật để cầu hết bệnh, thân thể tráng kiện, sống lâu trường thọ. [Sai]
c) Niệm Phật cầu cảm ứng, được thấy Phật Bồ-Tát thường hiện thân. [Sai]
d) Niệm Phật buông xả vạn duyên cầu vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
e) Niệm Phật cầu mua mau bán đắt, thăng quan tiến chức. [Sai]
f) Niệm Phật không hồ nghi, không gián đoạn, không xen tạp. [Dúng]
g) Niệm Phật không được uống thuốc vì còn uống thuốc thì còn sợ chết. [Sai]
h) Đau bệnh không uống thuốc để chịu chết là hành động tự tử, sai chánh pháp. [Dúng]
i) Đau bệnh cần phải uống thuốc, nhưng vẫn quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
j) Niệm Phật cầu cho hết nghiệp chướng để được vãng sanh. [Sai]
k) Niệm Phật cầu cho hết vọng tưởng mới có thể vãng sanh. [Sai]
l) Niệm Phật phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh. [Sai]
m) Người niệm Phật khi lâm chung giữ vững đầy đủ tín nguyện hạnh thì được vãng sanh. [Dúng]
4. Những điều gì có thể gây chướng ngại việc vãng sanh?
a) Niệm Phật cầu phước cầu lộc, cầu hết bệnh chứ không cầu vãng sanh gây chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
b) đình cản trở, bạn hữu nói chuyện sai lầm, đồng tham tạo nghịch duyên… làm chướng ngại việc vãng sanh. [Dúng]
c) Lâm chung bệnh khổ hành hạ, nghiệp chướng bức bách… làm cho tâm hồn điên đảo quên mất niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
d) Lâm chung oán thân trái chủ hãm hại trả thù làm cho tâm hồn khủng hoảng rối loạn. [Dúng]
e) Tâm còn quyến luyến tình thân, thương con nhớ cháu, tham tiếc tài sản… làm chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
f) Súc vật như chó, mèo… nuôi trong nhà cũng thường gây trở ngại cho việc hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
g) Niệm Phật mà còn sợ chết, sợ bệnh làm chướng ngại lớn cho việc vãng sanh. [Dúng]
h) Hộ niệm có thể hóa giải hầu hết những chướng nạn để an toàn vãng sanh, nhưng vì không được hộ niệm nên dễ bị thọ nạn, mất phần vãng sanh. [Dúng]
5. Cụ thể, hàng phàm phu tội chướng quá nặng làm sao được vãng sanh?
a) Niệm Phật phải chứng đắc cảnh giới nhất tâm bất loạn. [Sai]
b) Phải lo chu tất việc hậu sự, cẩn thận cầu siêu 7 thất thật long trọng. [Sai]
c) Phải chí tâm chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh và cẩn thận chuẩn bị hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
d) Phải nghiên cứu tất cả kinh điển để thông suốt đạo lý mà giải thoát. [Sai]
6. Người niệm Phật tha thiết muốn vãng sanh TPCL, thường:
7. Vấn đề tự tại với bệnh khổ:
a) Người niệm Phật không bao giờ bị đau bệnh. [Sai]
b) Người niệm Phật có thể bị bệnh, nhưng không bao giờ bị căn bệnh hành hạ đau nhức. [Sai]
c) Người niệm Phật khi bệnh đến không nên sợ hãi, hãy an nhiên chấp nhận. [Dúng]
d) Bị bệnh hành hạ đau nhức nhưng không lo, không sợ. Tinh thần vẫn vững vàng niệm Phật chờ ngày vãng sanh. [Dúng]
e) Bệnh nặng không còn chữa trị được nữa, thì quyết buông xả niệm Phật cầu vãng sanh, không cần lo chạy chữa cầu may theo kiểu còn nước còn tát. [Dúng]
f) Biết mình bệnh nặng, càng đau nhức càng quyết lòng niệm Phật, càng vui mừng vì biết mình được sớm vãng sanh. [Dúng]
g) Không cầu bệnh đến. Không cầu hết bệnh. Nghiệp chướng đến hay đi kệ nó. Cứ một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
h) Bệnh khổ đến nhưng ta không than, không buồn. Hãy nghĩ rằng đúng ra ta phải chịu nạn nặng nề ở tam ác đạo, nhưng giờ đây trở thành bệnh nhẹ để trả thêm một lần cuối nữa rồi về TPCL thành đạo. [Dúng]
i) Có duyên bệnh đến ta trả. Nghĩ rằng trả trước khỏi trả sau, đến khi lâm chung bớt nghiệp khổ. Tâm hồn luôn luôn an nhiên niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
8. Vấn đề tự tại với sống chết:
a) Ta niệm Phật rồi sẽ đứng ra đi, biểu diễn sự vãng sanh như chư Tổ Sư. [Sai]
b) Ta sẽ không đau không bệnh, chắc chắn biết rõ ngày giờ vãng sanh. [Sai]
c) Khi ra đi chắc chắn ta sẽ tỉnh táo, mỉm cười chào biệt mọi người rồi ngồi mà vãng sanh. [Sai]
d) Tự tại với sống chết là nhất định không sợ chết. Xác thân vô thường hãy trả về cho vô thường, ngày mãn báo thân ta vãng sanh về TPCL. [Dúng]
e) Bị bệnh lâu quá, chờ hoài mà chưa được vãng sanh, thôi thì ngừng ăn để đi sớm, không sợ chết. [Sai]
f) Tự tại là nếu bị bệnh khổ dài lâu ta cứ tranh thủ từng giờ niệm Phật cầu vãng sanh, ngày nào ra đi khỏi cần lo tới, vì thân mạng đã có số phần rồi. [Dúng]
9. Vấn đề lạy Phật cầu xin hết chướng ngại:
10. Một vài ví dụ về sự chướng ngại do chính tâm mình tạo ra:
a) Sợ chết thì khi lâm chung tâm hồn sẽ bấn loạn mà mất vãng sanh. [Dúng]
b) Đau lưng liền cầu xin Phật cứu nạn, đau đầu liền cầu xin Phật cứu nạn… Đây là dạng người sợ bệnh! Chuyên cầu hết bệnh sẽ mất vãng sanh. [Dúng]
c) Quyến luyến con cháu, khi lâm chung cứ nhớ đến con cháu thì mất vãng sanh. [Dúng]
d) Tiếc tiền, nghĩ nhớ đến gia tài nhà cửa thì mất vãng sanh. [Dúng]
e) Người sợ ma, thì khi lâm chung ma quái sẽ đến quấy phá mất vãng sanh. [Dúng]
f) Người lâm chung cứ nghĩ về nghiệp chướng của mình thì mất vãng sanh. [Dúng]
g) Nói chung, ý niệm cuối cùng sẽ định đoạt cảnh giới tương lai. Nếu không buông bỏ phân biệt chấp trước thì chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
11. Một vài ví dụ về sự chướng ngại do chính tâm mình tạo ra:
a) Không nên buồn, hãy cố gắng vui vẻ mà sống được ngày nào hay ngày đó. [Sai]
b) Buông xã vạn duyên, quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
c) Nhanh chóng liên lạc với một BHN đến niệm Phật, khai thị, hướng dẫn để mình thực hiện chính xác đường vãng sanh TPCL. [Dúng]
d) Thành tâm niệm danh hiệu Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, khẩn cầu Ngài từ bi cứu độ, tật bệnh sẽ tiêu trừ, tiêu tai giải nạn. [Sai]
e) Đừng nên thất vọng. Còn nước còn tát. Phải quyết lòng tìm phương cứu chữa. [Sai]
12. Pháp hộ niệm cấm đụng chạm vào thân xác người mới chết ít nhất 8 giờ đồng hồ vì lý do gì?
a) Thời gian này thần thức có thể chưa rời khỏi xác, nếu đụng đến làm cho họ rất đau đớn, dễ sanh tâm sân giận mà bị đọa lạc. [Dúng]
b) Những trường hợp đặc biệt như chết giữa đường, chết trong nhà vệ sinh… thì đành phải chuyển thân đến chỗ an toàn để hộ niệm, nhưng phải rất nhẹ nhàng và cần lên tiếng xin lỗi và báo cho người chết biết trước. [Dúng]
c) Người nào tu hành giỏi rồi thì không cần quan ngại lắm, cứ việc tắm rửa cho sạch sẽ để họ thoải mái theo Phật. [Sai]
d) Nếu tránh đụng chạm đến 12 giờ sau khi tắt thở thì tốt hơn, an toàn hơn. [Dúng]
13. Người không hiểu đạo thường vô tình tạo duyên đọa lạc cho người chết, ví dụ:
a) Ôm nắm, tắm rửa, thay áo quần, làm hô hấp… lúc vừa tắt thở sẽ làm người chết bị đau đớn, hãi kinh mà đọa lạc. [Dúng]
b) Than khóc, kêu réo, gây xáo trộn lúc lâm chung sẽ làm người chết bị rối loạn mà đọa lạc. [Dúng]
c) Giết hại sanh vật đãi đằng, cúng tế vong linh làm cho người chết bị nạn càng nặng nề hơn. [Dúng]
d) Sợ bị trùng tang, nhét gạo nếp vào miệng, v.v… Tin dị đoan mê tín, chạy theo tập tục sai lầm của thế gian khiến cho người chết bị nạn. [Dúng]
14. Vì sao pháp hộ niệm là “Đại Cứu Tinh“ cho chúng sanh?
15. Hàng phàm phu cần chuẩn bị những gì để được vãng sanh?
a) Cần tu tâm địa hiền lành. Người càng hiền lành càng dễ vãng sanh. [Dúng]
b) Cần phát lồ sám hối nghiệp chướng. Kiệt thành sám hối nghiệp chướng, niệm Phật mới dễ được vãng sanh. [Dúng]
c) Chuyên tu pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh. Vì thực hành nhiều pháp môn thì tâm dễ bị phân tán, chủ định yếu, khó vãng sanh. [Dúng]
d) Cần chuyên nhất niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh mới được vãng sanh. [Dúng]
e) Cẩn thận chuẩn bị hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
f) Cần hộ niệm, nếu không hộ niệm dẫu cho niệm Phật nhiều năm cũng khó thực hiện đường giải thoát trong thời mạt pháp này. [Dúng]
16. Vấn đề giúp đỡ người thân khi lâm chung dễ dàng được vãng sanh TPCL:
a) Ngay từ bây giờ hãy khuyên người thân niệm Phật và nghiên cứu pháp hộ niệm liền, không nên chờ đợi. [Dúng]
b) Hằng ngày tự bản thân phải tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh, thường xuyên nhắc nhở nhau buông xả càng nhiều càng tốt để tự hóa gỡ những chướng ngại. [Dúng]
c) Nói chung, tất cả những việc này đều liên quan đến pháp hộ niệm, phải lo nghiên cứu nắm vững pháp hộ niệm càng sớm càng dễ giúp người thân vãng sanh. [Dúng]
17. Vấn đề theo Phật vãng sanh:
a) Thấy được nhiều Phật, Bồ-Tát hiện thân tiếp dẫn thì hãy theo các Ngài đi vãng sanh. [Sai]
b) Nếu thấy ông bà người thân đã chết hiện về tiếp dẫn, thì nhất định không được đi theo. [Dúng]
c) Theo quang minh an hòa nhu nhuyễn của Phật, không được đi theo ánh sáng chói chang của ma. [Sai]
Sai
d) Phải chờ A-Di-Đà Phật hiện thân giống như tấm hình Phật A-DI-ĐÀ mà BHN treo trước mặt đến tiếp dẫn thì đi theo Ngài để vãng sanh. [Dúng]
e)Không có A-Di-Đà Phật hiện thân, chỉ cần Bồ-Tát Quán-Thế-Âm hoặc Đại-Thế-Chí đến chúng ta theo các Ngài vãng sanh cũng được. [Sai]
f) Đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu- Ni Phật hiện thân tiếp dẫn mới an toàn. [Sai]
18. Người phàm phu mà được thành tựu đạo nghiệp trong đời này chính là nhờ:
a) Chí thành chí kính chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
b) Không vọng cầu, vọng tưởng, hiếu kỳ… Luôn giữ tâm khiêm cung kính cẩn cầu xin A-Di-Đà Phật thương xót tiếp độ. [Dúng]
c) Kết hợp chặt chẽ thành từng nhóm để hộ niệm trợ duyên khi lâm chung mới dễ vượt qua chướng nạn, an toàn vãng sanh TPCL. [Dúng]
19. Người phàm phu mà được thành tựu đạo nghiệp trong đời này chính là nhờ thể nhất khi:
a) Người đó xả bỏ báo thân lưu lại thân tướng an lành, mềm mại, tươi hồng… thì ít ra họ cũng chắc chắn thoát khỏi ba đường ác. [Dúng]
b) Thành tựu thuộc về tâm linh, thoại tướng thuộc về vật chất, hai vấn đề này không liên quan nhau. [Sai]
c) Tướng tùy tâm sanh, tướng tùy tâm diệt. Người được vãng sanh do sự gia trì của chư Phật Bồ-Tát mà tâm hồn họ an lành ra đi mới thể hiện ra tướng tốt. [Dúng]
20. Một người sau khi chết mà tướng ác hiển hiện là hiện tượng báo trước rằng:
a) Người đó khó có thể thoát khỏi những cảnh khổ trong đời sau. [Dúng]
b) Dù là người có tu hành, nhưng do vì không biết đường giải thoát, lại bị nghịch duyên gây chướng ngại mà bị nạn. [Dúng]
c) Thân xác chỉ là thứ vật chất vô tri trước sau gì cũng sẽ tan theo cát bụi, không liên quan gì tới đời kiếp tương lai. [Sai]
21. Nhờ hộ niệm mà nhiều người sau khi ra đi lưu lại thoại tướng rất tốt đẹp, điều này chứng tỏ rằng:
a) Hộ niệm là đúng với chánh pháp, dễ thực hành, nhưng thành tựu lại rất cụ thể và vi diệu. [Dúng]
b) Hộ niệm trở thành đại cứu tinh cho mọi người trong thời mạt pháp, ai cũng có cơ hội thoát qua ách nạn của nghiệp chướng. [Dúng]
c) Hộ niệm là một pháp tu khế lý, khế cơ, đặc biệt rất hợp với thời mạt pháp này. [Dúng]
22. Mục đích của pháp môn Niệm Phật là:
a) Tích công tạo phước, cầu mong đời sau được trở lại làm người tiếp tục tu hành cho đến ngày thành đạo. [Sai]
b) Nương theo đại nguyện của A-Di-Đà Phật, đới nghiệp vãng sanh thẳng về TPCL một đời viên mãn đạo quả. [Dúng]
c) Đoạn diệt nghiệp-hoặc, tu chứng từng cấp cho đến ngày minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. [Sai]
d) Tạo được sự an lạc trong hiện đời là được. Quá khứ đã qua không cần nghĩ nữa, tương lai chưa đến lo tới ích gì. [Sai]
23. Đới nghiệp vãng sanh khác với tự lực tu chứng ở những điểm gì?
a) Vãng sanh là do Tín-Nguyện-Hạnh. Tự lực phải cần đến khả năng tu chứng. [Dúng]
b) Người hạ căn có đủ Tín-Nguyện-Hạnh vẫn được đới nghiệp vãng sanh. Tự lực chỉ có hàng thượng căn mới có thể thực hiện được, hàng hạ căn thì vô phương. [Dúng]
c) Vãng sanh là theo nguyện lực mà sanh về TPCL thành đạo. Còn tự lực là do diệt nghiệp để chứng qua từng cảnh giới một mà tiến lên. [Dúng]
d) Vãng sanh là đi thẳng về TPCL để thành đạo nên nhanh chóng. Tự lực là phải tự vượt qua nhiều thử thách khó khăn nên thời gian rất lâu. [Dúng]
e) Vãng sanh là nhờ Phật lực tiếp độ nên dễ. Tự lực phải đoạn sạch nghiệp chướng để thoát tam giới nên rất khó. [Dúng]
f) Còn nghiệp phải trả nghiệp, không có chuyện đới nghiệp vãng sanh. [Sai]
g) Vãng sanh về TPCL không phải chứng đắc mới được vãng sanh. Tự lực tu chứng phải tự mình chứng đắc mới được. [Dúng]
h) Đới nghiệp vãng sanh thành tựu do Tín, Nguyện, Hạnh. Tự lực tu chứng thành tựu do đoạn hết nghiệp hoặc. [Dúng]
i) Vãng sanh dành cho người yếu đuối, kém nghị lực. Tự lực mới xứng đáng là kẻ trượng phu. [Sai]
j) Vãng sanh là pháp tu thấp kém, phải chờ tới lúc chết mới được vãng sanh. Tự lực cao hơn, tích tắc có thể thành Phật. [Sai]
k) Vãng sanh là do định số, người nào có số vãng sanh mới được vãng sanh. Tự lực là do ý chí kiên dũng mà thắng định số. [Sai]
l) Đới nghiệp vãng sanh là vượt qua sáu đường luân hồi, nghiệp chướng tự nó bế tắc. Tự lực phải tự mình đoạn diệt nghiệp chướng để tiến tới. [Dúng]
m) Vãng sanh xong đương nhiên ta sẽ trở thành Bồ-Tát. Còn kẹt lại đây ta vẫn còn là phàm phu sanh tử luân hồi. [Dúng]
n) Về TPCL ta chỉ hưởng an vui cho cá nhân. Ở lại đây ta mới có cơ hội cứu độ chúng sanh. [Sai]
o) Về TPCL thành đạo ta mới cứu được chúng sanh. Ở tại đây ta bị chúng sanh lôi đi đọa lạc. [Dúng]
p) Đới nghiệp vãng sanh thành Phật thì dễ tu. Tự lực tu chứng thành Phật quá khó. [Dúng]
q) Vãng sanh xong thì an ổn tu hành cho đến ngày thành Phật, không bị chết, gọi là một đời thành Phật. Ở cõi này tu chưa được gì thì chết mất, phải chịu luân hồi đọa lạc!… [Dúng]
r) Về TPCL ta thoát qua sanh tử luân hồi. Ở lại đây thì vấn đề sanh tử vẫn còn nguyên vẹn. [Dúng]
s) Có nhân thì phải có quả. Đới nghiệp vãng sanh thành Phật là không hợp với lý Nhân-Quả. [Sai]
t) Người niệm Phật vãng sanh là thực hiện lý đạo cao tột của Nhân-Quả. [Dúng]
u) Cõi Tịnh-Độ rất thanh tịnh. Mang nghiệp mà sanh về đó là không đúng với lý Tịnh-Độ. [Sai]
v) Đới nghiệp vãng sanh là người có tạo nghiệp nhưng nay tâm đã giác ngộ. Tâm giác ngộ thì tâm niệm Phật vãng sanh, chứ không phải nghiệp chướng vãng sanh. [Dúng]
w) Phải tu vô lượng kiếp mới thành Phật, làm gì có chuyện tu một đời thành Phật. [Sai]
x) Nghiệp Lực không có tự tánh nên không thể chủ động, còn Tâm Lực có tự tánh nên chủ động mà đi vãng sanh. [Dúng]
y) Về TPCL sống trong cảnh giới của Pháp Tánh nên một đời thành đạo. Còn kẹt lại đây ta sống trong cảnh giới ô trược nên đời đời chịu nạn. [Dúng]
z) Về TPCL ta tu với chư đại Bồ-Tát bất thoái chuyển nên một đời thành đạo. Tại cõi Ta-Bà ta tu với phàm phu nên khó thoát cảnh phàm phu. [Dúng]
24. Những đáp án thích hợp cho người tu hành trong thời mạt pháp này:
a) Thời mạt pháp mà không niệm Phật, thì ức triệu người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. [Dúng]
b) Ai cũng có thể niệm Phật đến “Nhất Tâm Bất Loạn“ tự tại vãng sanh, không cần hộ niệm. [Sai]
c) Chí thành chí kính niệm Phật là đạo nhiệm mầu để vãng sanh, đừng nên khởi tâm thượng mạn mà dễ bị nạn. [Dúng]
d) Niệm Phật đạt được “Niệm Bất Niệm“ rất dễ, chắc chắn sẽ vãng sanh, không cần hộ niệm. [Sai]
e) Hiếu kỳ rất dễ bị ma nạn. Chỉ vì tâm thượng mạn mà dễ bị ma chướng phá hoại, gạt vào những cảnh giới chứng đắc giả. [Dúng]
f) Nếu niệm Phật được “Nhất Tâm Bất Loạn“ thì cứ khoe ra cho nhiều người tôn kính. [Sai]
g) Chưa chứng đắc mà khoe rằng chứng đắc là tội đại vọng ngữ, nếu không sám hối kịp thời sẽ bị đại nạn. [Dúng]
h) Đã chứng đắc rồi thì cứ biểu diễn thần thông cho mọi người thấy mà phát khởi tín tâm vào Phật pháp. [Sai]
i) Dùng thần thông chiêu nạp tín đồ không phải là chánh đạo. [Dúng]
j) Muốn an toàn thì phải giữ hạnh khiêm cung, kết nhóm đồng tu hộ niệm cho nhau. [Dúng]
k) Đừng quá lo về phiền não, đừng chú tâm diệt nghiệp. Hãy tập buông xả, thành tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh TPCL, thì phiền não tự hết. [Dúng]
l) Càng có phiền não càng nhận rõ mình còn phàm phu. Hãy quyết lòng niệm Phật, chú trọng hộ niệm để có cơ hội vãng sanh. [Dúng]
m) Người phàm phu hãy chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh thì đường vãng sanh vững vàng hơn là tu tập nhiều pháp. [Dúng]
25. Khinh thường pháp hộ niệm là một sơ suất rất lớn, tại sao?
a) Tự cô lập mình, dễ bị oán thân trái chủ tự do đánh phá không ai điều giải. [Dúng]
b) Lúc lâm chung chướng nạn chập chùng, cạm bẫy trùng trùng rất dễ bị nạn. [Dúng]
c) Lúc lâm chung không có người khai thị hướng dẫn đúng đường, bị nghịch duyên lôi kéo theo đường đọa lạc mà đành chịu oan uổng một đời tu hành. [Dúng]
26. Pháp môn nào của Phật cũng vi diệu cả, nhưng xét về sự thành tựu thì:
a) Có pháp quá cao, chỉ dành cho hàng thượng trí tu trì, người hạ căn rất khó thực hành nổi. [Dúng]
b) Có pháp quá dễ thực hiện, nhưng không có mục đích giải thoát. [Dúng]
c) Hàng phàm phu phải cẩn thận tuyển chọn pháp môn vừa khế lý vừa khế cơ thì đường tu hành mới thành tựu được. [Dúng]
d) Pháp môn niệm Phật là pháp duy nhất cứu độ khắp cả ba căn thượng trung hạ một đời giải thoát thành đạo. [Dúng]
27. Chúng sanh trong thời này nên chọn pháp “Niệm Phật – Hộ Niệm – Vãng Sanh “, vì sao?
a) Sự thành tựu của pháp hộ niệm đã được chứng minh quá rõ rệt, thực hành dễ dàng, phương pháp rất đơn giản cụ thể. [Dúng]
b) Những pháp môn tự lực thực hành quá khó nên sự thành tựu quá ít ỏi! Người phàm phu muốn được giải thoát thì nên cẩn thận hộ niệm mới an toàn. [Dúng]
c) Hiện tượng người chết bị đọa lạc quá nhiều!… Thực sự đây là sự cảnh cáo nghiêm khắc cho tất cả chúng ta. [Dúng]
d) Người phàm phu nghiệp nặng không thể tự lực thoát nạn, nhưng nhờ hộ niệm mà sự vãng sanh đã hiển hiện quá nhiều. Rất đáng được tin tưởng. [Dúng]
e) Những người hộ niệm có năng lực trừ ma yếm quỷ, có họ đến hộ niệm thì chúng ta yên tâm vãng sanh. [Sai]
f) Những người hộ niệm chỉ với lòng thành đến bên cạnh chúng ta niệm Phật giúp ta giữ chánh niệm, giúp ta điều giải oan gia trái chủ. [Dúng]
g) Vãng sanh TPCL chính là pháp mà Phật, Bồ-Tát tuyển chọn cho chúng sanh tu hành trong thời mạt pháp này. [Dúng]
28. Muốn cuộc hộ niệm thành công, thì giữa người hộ niệm và người bệnh cần đến yếu tố nào?
a) Người bệnh phải tôn trọng và thành khẩn nghe lời người hộ niệm. Người hộ niệm thương yêu và thành khẩn hộ niệm cho người bệnh. [Dúng]
b) Người bệnh mà tỏ ra khinh thường người hộ niệm, thì hộ niệm sẽ thất bại. [Dúng]
c) Người bệnh tự niệm và người hộ niệm phải hòa hợp nhau mới dễ được cảm ứng đến Phật lực gia trì tiếp độ vãng sanh. [Dúng]
29. Những ai cần nghiên cứu phương pháp hộ niệm vãng sanh?
30. Người bệnh rất cần nghiên cứu pháp hộ niệm, tại sao?
31. Ấn Quang tổ sư khai thị: “Một đạo tràng nào giúp được một người vãng sanh mới được gọi là đạo tràng thành tựu, chứ không phải là nơi gieo duyên cho hàng vạn người tới lui tu tập“, theo lời khai thị này thì:
32. Người tu hành thời này rất khó thoát nạn là do nguyên nhân gì?
33. Những vấn đề khác về người tu học Phật trong thời này:
a) Căn tánh yếu mà tu theo các pháp quá cao thành ra thất bại. [Dúng]
b) Không hiểu pháp hộ niệm nên thường phạm nhiều điều sai lầm mà bị nạn. [Dúng]
c) Nếu đã nắm vững quy luật của pháp hộ niệm rồi thì có thể không cần hộ niệm nữa. [Sai]
d) Bây giờ biết rõ pháp hộ niệm, nhưng khi lâm chung tự mình khó có thể thực hiện được, nên cần phải được hộ niệm. [Dúng]
e) Những lý luận lúc bình thường đến lúc lâm chung không thể ứng dụng được vì các căn tán loạn, không còn sáng suốt được. [Dúng]
f) Tâm là Phật, Phật là tâm. Trong tâm đã có Phật thì không cần niệm Phật A-Di-Đà? [Sai]
g) Phàm có tướng đều là hư vọng, TPCL có tướng vậy TPCL không có thực. [Sai]
h) Bình thường không tu hành, chờ lâm chung mời BHN cũng khó giúp được gì. [Dúng]
i) Pháp môn vô lượng, phải học càng nhiều pháp môn càng tốt. [Sai]
j) Thực hành nhiều pháp môn thì tâm thường chao đảo, không có chỗ định, không tốt cho hàng phàm phu. [Dúng]
34. Nhiều vị tổ sư khi lâm chung vẫn phải dặn dò hàng đệ tử vây quanh hộ niệm. Tại sao?
35. Người phàm phu muốn vãng sanh TPCL có nên nguyện trả hết nghiệp không?
a) Không nên nguyện trả hết nghiệp!…Vì cầu hết nghiệp mà nghiệp không thể hết thì phải theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
b) Rất cần, vì phải trả hết nghiệp chướng thì mới vãng sanh TPCL được. [Sai]
c) Được cầu trả hết nghiệp, nhưng không được phép quên cầu vãng sanh TPCL. [Sai]
d) Khi còn mạnh khỏe thì cầu trả hết nghiệp, khi bệnh nặng thì chỉ cầu vãng sanh TPCL thôi. [Sai]
e) Đầy đủ Tín Nguyện Hạnh thì mới được vãng sanh. Nghĩa là chỉ cầu vãng sanh, không được cầu trả hết nghiệp. [Dúng]
36. Tu hành phải theo đúng lời Phật dạy, đúng lời Tổ khuyên mới có thể được thành tựu. Có nghĩa là:
a) Khi trong nhà có người chết phải chú trọng coi ngày giờ chôn cất, tìm thầy về giải nạn trùng tang. [Sai]
b) Phật dạy thời mạt pháp này phải niệm Phật mới có thể thành tựu. Ta quyết niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ là chính xác. [Dúng]
c) Muốn an toàn để thành tựu trong thời này thì tu hành KHÔNG được hiếu kỳ, đừng thấy điều gì lạ lạ cũng làm thử. [Dúng]
d) Tu hành không thể chạy theo cảm tình hay vị nể, mà phải làm đúng theo lời Phật dạy, niệm Phật để lo cứu huệ mạng của chính mình. [Dúng]
e) Niệm Phật Hộ Niệm đã chứng minh cụ thể sự vãng sanh đúng lời Phật và Tổ dạy, chúng ta không được hồ nghi. [Dúng]
f) Cần tìm BHN có năng lực đến niệm Phật giải nghiệp, thì nghiệp chướng có thể tiêu trừ, tiêu tai giải nạn. [Sai
37. Người có nhiều năm công phu niệm Phật khá tốt, nhưng vẫn cần những người hộ niệm trợ duyên, vì sao?
a) Lúc lâm chung thường đầu óc không còn sáng suốt, định lực tiêu tan, oan gia trái chủ cài bẫy hãm hại làm cho tâm hồn thất điên bát đảo không giữ được chánh niệm. [Dúng]
b) Giây phút cuối đời thân tàn sức kiệt, lại bị bệnh khổ hành hạ có thể quên niệm Phật cầu vãng sanh nên cần hộ niệm. [Dúng]
c) Người hộ niệm nắm vững quy luật trợ niệm, biết cách hướng dẫn, hóa giải chướng nạn, có thể giúp cho mình giữ được chánh niệm mới có hy vọng vãng sanh. [Dúng]
38. Có người niệm Phật bị tẩu hỏa nhập ma, tại sao?
a) Vì niệm Phật không chí thành, thiếu khiêm hạ, tánh hiếu kỳ, ham thích những cảnh giới hão huyền. [Dúng]
b) Vì niệm Phật với tâm ý thượng mạn, tham chứng đắc nhanh chóng, thích phép lạ, ưa thần thông… [Dúng]
c) Vì niệm Phật mà trước đó không trì chú để trị ma chướng. [Sai]
d) Vì niệm Phật không cầu vãng sanh mà ngày ngày đều cầu xin được cảm ứng nên bị tẩu hỏa nhập ma. [Dúng]
39. Niệm Phật đới nghiệp vãng sanh, dễ tu dễ chứng, nhưng có nhiều người thất bại vì một sơ suất lớn, đó là:
40. Thêm nhận thức về niệm Phật vãng sanh:
a) Hãy tự nhận mình là phàm phu, nghiệp chướng nặng mà lập hạnh khiêm cung, thành thật niệm Phật. [Dúng]
b) Nghiệp báo, bệnh khổ sẽ là điều đương nhiên, hãy tự tại đón nhận, không quá lo âu. [Dúng]
c) Quyết lòng trả cho hết nghiệp trong một đời này để không còn bị chướng ngại sự vãng sanh TPCL. [Sai]
d) Quyết chí niệm Phật từ một ngày cho đến bảy ngày thì ai cũng có thể được nhất tâm bất loạn. [Sai]
e) Tách ly đại chúng, tự tu một mình mới được thanh tịnh. [Sai]
f) Người phàm phu thời mạt pháp không nên đóng cửa tự tu một mình. [Dúng]
g) Kết nhóm đồng tu, hộ niệm cho nhau vãng sanh mới an toàn. [Dúng]
h) Cần nghiêm chỉnh nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp hộ niệm để hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
i) Chỉ có người xuất gia niệm Phật mới được vãng sanh. [Sai]
j) Không phải tín đồ của Phật giáo thì không được vãng sanh. [Sai]
k) Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc… khi lâm chung thực hiện đầy đủ tín nguyện hạnh của pháp môn niệm Phật đều được vãng sanh. [Dúng]
l) Người tự thấy mình đã chứng đắc thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
m) Người có tâm thượng mạn thì thường bị ma chướng. [Dúng]
n) Người thực sự chứng đắc không bao giờ khoe trương, người khoe trương không thể là thực chứng được. [Dúng]
o) Người không tin có sự vãng sanh Tịnh-Độ, thì dù tu hành rất giỏi cũng không được vãng sanh. [Dúng]
p) Người tu lâu năm thì chắc chắn vãng sanh cao phẩm. [Sai]
q) Chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ mới được vãng sanh. [Dúng]
r) Đừng quá ham mê kiến giải. Kiến thức thế gian càng rộng, càng mất duyên Tịnh-Độ. [Dúng]
Chương 3:
1. Tổng quát, pháp Hộ Niệm Vãng Sanh là gì?
a) Đây là phương pháp hướng dẫn thực hành pháp môn niệm Phật cầu sanh TPCL một cách chính xác, cụ thể, đúng lúc. [Dúng]
b) Khi lâm chung hướng dẫn người bệnh giữ vững tín tâm, giữ vững tâm nguyện vãng sanh, giữ vững câu Phật hiệu cầu sanh Cực-Lạc. [Dúng]
c) Trực tiếp trợ duyên, điều giải oán nạn, hóa gỡ những vướng mắc giúp người bệnh khi lâm chung giữ chánh niệm để được vãng sanh TPCL. [Dúng]
d) Pháp hộ niệm vãng sanh giúp người niệm Phật nắm vững phương cách tu hành, biết rõ đường đi điểm về không còn mông lung nữa. [Dúng]
2. Pháp hộ niệm quan trọng như thế nào?
a) Thời mạt pháp chúng sanh nghiệp chướng quá nặng, khi lâm chung bị nghiệp chướng làm chủ, nếu không nhờ hộ niệm thì khó ai có thể vượt qua nghiệp chướng mà thoát ly sanh tử luân hồi. [Dúng]
b) Thời mạt pháp chúng sanh trí cạn, vọng tưởng nhiều, tu hành khó thể khai ngộ. Pháp hộ niệm giúp người theo nguyện lực mà vãng sanh thành Phật. [Dúng]
c) Phật dạy: “Vạn pháp duy tâm”. Pháp hộ niệm giúp người ra đi thực hiện cụ thể đạo lý này bằng cách niệm Phật cầu vãng sanh để được vãng sanh về TPCL thành đạo. [Dúng]
d) Khi lâm chung có rất nhiều cạm bẫy hiểm nghèo, không hộ niệm khó ai có thể tự hóa giải được để thoát nạn. [Dúng]
e) Khi lâm chung nhiều hành nghiệp trong đời này và nhiều đời kiếp trước ứng hiện về làm cho tâm hồn tán loạn, không hộ niệm khó có ai tỉnh táo chọn được con đường sáng sủa cho tương lai. [Dúng]
f) Tuyệt đại đa số con người thời mạt pháp thuộc hàng hạ căn, nhờ hộ niệm mà giúp họ có thể chủ động đi vãng sanh thành đạo, tránh cảnh đọa lạc khổ đau vạn kiếp. [Dúng]
g) Hộ niệm rất quan trọng vì hễ hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
3. Hiện tượng thiếu niềm tin vào pháp niệm Phật vãng sanh:
a) Phật dạy: “Nan tín chi pháp”, nghĩa là pháp rất khó cho chúng sanh tin tưởng, nên có người không tin pháp niệm Phật vãng sanh là chuyện bình thường. [Dúng]
b) Hộ niệm vãng sanh không đúng với khoa học. [Sai]
c) Khoa học vật chất càng phát triển, tâm linh càng bị lu mờ. Con người tham chấp kiến giải thế gian nên khó giác ngộ Phật pháp. [Dúng]
d) Pháp môn niệm Phật vãng sanh mới xuất hiện sau này chứ kinh Phật không nói đến. [Sai]
e) Phật dạy, người thiếu thiện căn không thể tin được pháp niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
f) Người chưa có cơ duyên gặp được hiện tượng vãng sanh nên còn hồ nghi pháp niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
g) Người không tu, hoặc tu theo ngoại đạo nên không hiểu Phật pháp thường đánh giá sai lầm chánh pháp của Phật. [Dúng]
h) Nhiều người tu theo Phật Giáo, nhưng vì không hành theo pháp môn Tịnh-Độ nên không hiểu thấu Lý và Sự niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
i) Có người tu học Phật nhưng hành trì bất định, hướng giải thoát mông lung, cũng khó hiểu thấu pháp hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
4. Nhận thức về pháp hộ niệm vãng sanh:
b) iHộ niệm là pháp hướng dẫn người sống cách tu hành để vãng sanh TPCL. [Dúng]
c) Người hạ căn phàm phu dẫu có niệm Phật cũng không thể vãng sanh. [Sai]
d) Pháp môn niệm Phật rộng độ ba căn, thánh phàm đều được vãng sanh thành đạo. [Dúng]
e) Hộ niệm là pháp mong cầu cho người bệnh chết sớm. [Sai]
f) Phàm phu thân mạng đã có định kỳ, hộ niệm có thể giúp người lâm chung có cơ hội vượt qua sanh tử để vãng sanh thẳng về TPCL. [Dúng]
g) Pháp hộ niệm hướng dẫn cách thực hiện cụ thể, chính xác pháp môn Tịnh-Độ. Đây là đại chánh pháp của Phật để lại. [Dúng]
h) Nhờ được hộ niệm mà có nhiều hiện tượng vãng sanh xảy ra, tạo được ấn tượng rất tốt, chứng minh Phật pháp nhiệm mầu. [Dúng]
i) Người được hộ niệm thì được sống lâu, không bị chết sớm. [Sai]
j) Phàm phu thân mạng vô thường khi mãn phần thì phải trả về cho vô thường, người nắm vững pháp niệm Phật cầu vãng sanh thì được vãng sanh TPCL, chứ không còn chết sống trong sáu đường luân hồi nữa. [Dúng]
k) Người nào được hộ niệm thì thường tắt hơi sớm hơn bình thường. [Sai]
l) Chỉ có tự tử mới bị chết sớm hơn bình thường, còn hộ niệm là giúp người bệnh đến kỳ mãn báo thân biết đường vãng sanh về TPCL. [Dúng]
m) Người nào được hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
n) Người được hộ niệm nhờ sự trợ duyên tốt, giúp họ có thể giữ được chánh niệm mà được vãng sanh. [Dúng]
o) Được vãng sanh là do chính người bệnh thực hiện đúng pháp niệm Phật, còn người hộ niệm chỉ hướng dẫn, trợ duyên mà thôi. [Dúng]
p) Người nào được hộ niệm nếu không được vãng sanh TPCL thì ít ra cũng sanh lên trời. [Sai]
q) Người được hộ niệm, ra đi lưu lại tướng lành tốt đẹp, nếu không được vãng sanh TPCL thì ít ra cũng sanh về cảnh giới lành. [Dúng]
r) Người được hộ niệm nếu tự mình không đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì không được vãng sanh, nhưng có thể kết được duyên lành Phật pháp. [Dúng]
s) Người không tin tưởng Phật pháp, không làm theo sự hướng dẫn của BHN, nhưng nhờ hộ niệm vẫn có thể được vãng sanh. [Sai]
t) Chính người bệnh không tin tưởng, không tự thực hiện đúng quy luật vãng sanh, thì dù được hộ niệm cũng không thể vãng sanh. [Dúng]
u) Người nào được hộ niệm thì được hết bệnh. [Sai]
v) Người được hộ niệm, nếu phần số chưa mãn, nhưng nhờ có Tín-Nguyện-Hạnh vững vàng mà bệnh khổ dễ được bình phục. [Dúng]
w) Người được hộ niệm nếu thành tâm cầu hết bệnh thì mới hết bệnh. [Sai]
x) Người được hộ niệm nếu cầu xin hết bệnh thì bệnh không hết mà phải mất phần vãng sanh. [Dúng]
y) Người trong gia đình cầu xin cho người bệnh hết bệnh, thì người bệnh sẽ mất vãng sanh. [Sai]
z) Người trong gia đình cầu xin cho người bệnh hết bệnh, sự cầu nguyện này dễ làm cho người bệnh thoái tâm mà mất vãng sanh. [Dúng]
aa) Một người phải có năng lực đặc biệt mới có khả năng hộ niệm cho người khác vãng sanh. [Sai]
bb) Người hộ niệm không cần một năng lực đặc biệt nào cả, chỉ cần có tín tâm, lòng thành kính và nắm vững quy luật hộ niệm để hướng dẫn đúng pháp giúp người bệnh tự thực hành lấy để được vãng sanh. [Dúng]
cc) Một người tu hành đã chứng đạo mới có tư cách hộ niệm cho người khác vãng sanh. [Sai]
dd) Một người chân chánh tu hành khi đi hộ niệm có ảnh hưởng rất tốt tới người bệnh. [Dúng]
ee) Lòng chí thành và tin tưởng của người hộ niệm ảnh hưởng rất tốt cho người bệnh. [Dúng]
ff) Người hộ niệm cần nên tham gia đồng bóng, vì pháp đồng bóng biết rõ người chết đi về đâu. [Sai]
gg) Có thể dùng pháp đồng bóng để hỗ trợ vào pháp hộ niệm. [Sai]
hh) Pháp hộ niệm vãng sanh hoàn toàn không liên hệ gì đến các pháp đồng bóng. [Dúng]
ii) Cần lập đàn cúng thí thực cho vong hồn để hỗ trợ pháp hộ niệm vãng sanh. [Sai]
jj) Người hộ niệm có thể cầu xin chư Thần Linh nhập thân để hộ niệm. [Sai]
kk) Người Phật tử chân chánh không nên ứng dụng các pháp của ngoại đạo. [Dúng]
ll) Người hộ niệm mà tự xưng mình là Phật, Bồ-Tát tái thế cứu độ chúng sanh thì đúng hay sai? [Sai]
mm) Thời này có Phật Bồ-Tát xuống thế cứu độ chúng sanh, nhưng các Ngài tuyệt đối không bao giờ thố lộ danh tánh, nếu bị lộ thì thị tịch ngay. [Dúng]
nn) Người tự xưng đắc đạo, phô diễn thần thông là đúng hay sai? [Sai]
oo) Người chân chánh tu hành không bao giờ tự khoe chứng đắc, hoặc phô diễn thần thông để chiêu nạp tín đồ. [Dúng]
pp) Người nào tự xưng là Minh-Sư, tự cho mình đã đắc đạo, thì người đó đang hành tà đạo. [Dúng]
qq) Nên tụng nhiều kinh chú để hỗ trợ thì pháp hộ niệm mới mạnh. [Sai]
rr) Hộ niệm chỉ nên niệm Phật hiệu “A-Di-Đà Phật” để giữ chánh niệm cho người bệnh là tốt nhất. [Dúng]
ss) Pháp niệm Phật vãng sanh càng chuyên càng mạnh, càng xen tạp càng yếu. [Dúng]
tt) Xen tạp ngay lúc lâm chung là một sự tối kỵ cho việc vãng sanh. [Dúng]
uu) Phải niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật”, không được niệm A-Di-Đà Phật. [Sai]
vv) Niệm “A-Di-Đà Phật” hoặc “Nam Mô A-Di-Đà Phật” đều được, tùy theo ý muốn của người bệnh. [Dúng]
ww) Niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” thì mạnh hơn, dễ hơn cho người lâm chung vì lúc này họ rất yếu, nhiều người không niệm nổi 6 chữ. [Dúng]
xx) Niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” nặng về Lý Tự Tánh, không còn “Năng-Sở”, (nghĩa là không phân biệt người niệm và Phật được niệm) nên dễ được cảm ứng đạo giao. [Dúng]
yy) Niệm 6 chữ “Nam Mô A-Di-Đà Phật” nặng về Sự Cung Kính, còn có “Năng-Sở”. Nhưng vẫn niệm được, tùy theo sở thích của người bệnh. [Dúng]
zz) Có thể niệm: “Mô Phật”, “Nam Mô Phật”… cho gọn khi hộ niệm. [Sai]
aaa) Có thể dùng câu: “Nam Mô Tây-Phương Cực-Lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Đà Phật” để hộ niệm. [Sai] (Quá dàí)
bbb) Người hộ niệm thường dễ bị ma nhập. [Sai]
ccc) Người tâm tính hiếu kỳ, thượng mạn, thích cảm ứng, ưa thần thông, tự cho mình đã chứng đắc hoặc có năng lực đặc biệt gì đó… thì rất dễ bị ma nhập. [Dúng]
ddd) Người thành tâm niệm Phật hộ niệm giúp người vãng sanh được Thiên Long Hộ Pháp bảo vệ không thể bị ma nhập. [Dúng]
eee) Pháp hộ niệm giúp nhiều người ra đi an lành, có hiện tượng vãng sanh vô cùng quí hóa, làm cho nhiều người giác ngộ đường tu hành, công đức vô lượng. [Dúng]
Chương 4:
1. Những người nào sẽ được hộ niệm?
b) Chỉ có người tu theo Phật giáo, nhất là tu theo pháp môn niệm Phật mới được hộ niệm. [Sai]
c) Chỉ dành riêng cho người có đạo đức, không gây nhiều tội ác. [Sai]
d) Tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, văn hóa, trình độ, sắc tộc… nếu có đủ duyên đều có thể được hộ niệm. [Dúng]
2. Điều kiện để người bệnh được hộ niệm:
b) Chính người bệnh phải đến thỉnh mời BHN thì mới được hộ niệm. [Sai]
c) Chờ khi bị bệnh nặng mới được hộ niệm. [Sai]
d) Người bệnh đến lúc mê man bất tỉnh hay đang hấp hối mới được hộ niệm. [Sai]
e) Người bệnh vẫn còn tỉnh táo thì mới có thể hộ niệm được. [Dúng]
f) Tất cả người bệnh nào đã liên lạc với BHN thì đều được hộ niệm. [Sai]
g) Người chưa bị bệnh nặng, nhưng cần nên chuẩn bị trước, vì hộ niệm là pháp hướng dẫn cho người bệnh tự thực hiện để được vãng sanh. [Dúng]
h) Tình cảm tốt giữa gia đình người bệnh và BHN là điều quan trọng để được hộ niệm. [Sai]
3. Gia đình người bệnh cần chú ý: (Xem thêm phần phụ lục)
b) Gia đình cần tin tưởng rằng BHN có thể giúp cho bệnh tình của người thân mình mau chóng bình phục. [Sai]
c) Gia đình cần nói rõ ý định, hoặc muốn người thân sớm bình phục, hoặc muốn người thân sớm vãng sanh để BHN làm đúng theo ý nguyện của gia đình. [Sai]
d) Không nên chạy theo tập tục thế gian mà tạo thành chướng nạn làm mất cơ hội vãng sanh của người thân. [Dúng]
e) Khuyên người bệnh phải kiêng cữ ăn uống để sớm được vãng sanh. [Sai]
f) Cần cho người bệnh ăn uống đầy đủ hầu có đủ sức khỏe, tinh thần tỉnh táo mới niệm Phật được tốt. [Dúng]
g) Cần thường xuyên thay đổi thế nằm, có thể xoa bóp giúp bệnh nhân thoải mái mà niệm Phật. [Dúng]
h) Gia đình tích cực cộng tác chặt chẽ với BHN để hộ niệm cho người thân là điều rất quan trọng. [Dúng]
4. Khi trình bày bản quy định cho gia đình, BHN cần gặp những ai?
b) Cần có mặt càng đầy đủ thành viên trong gia đình càng tốt, có thể có mặt cả người bệnh. [Dúng]
c) Một vài người đại diện trong gia đình, người bệnh không được quyền tham dự. [Sai]
d) Chỉ cần gởi bản nội quy cho gia đình đọc qua là được. [Sai]
5. Khi nào mới chính thức được hộ niệm:
b) Sau khi BHN tiếp xúc gia đình và người bệnh. [Sai]
c) Sau khi BHN trình bày, giải thích bản quy định cho gia đình, và gia đình thống nhất chấp nhận thực hiện đầy đủ bản quy định này. [Dúng]
d) Hễ người bệnh tha thiết muốn vãng sanh thì BHN sẽ nhận hộ niệm. [Sai]
6. Vấn đề gia đình người bệnh không tin tưởng Phật pháp:
7. Vấn đề gia đình cản trở, nhưng người bệnh lại muốn được hộ niệm:
b) Người bệnh phải tự dàn xếp ổn thỏa việc gia đình, tự hóa giải sự cản ngăn. [Dúng]
c) Nếu cần, người bệnh có thể nhờ đến pháp luật bảo vệ bản di chúc, buộc mọi người trong gia đình phải thi hành di chúc. [Dúng]
d) Tất cả chướng ngại cần nên giải quyết ổn thỏa thì BHN mới có thể hộ niệm được. [Dúng]
8. Muốn cuộc hộ niệm tránh nhiều trở ngại thì tờ di chúc rất cần thiết. Những gì cần ghi trong di chúc?
b) Nếu cần, tờ di chúc nên được chính quyền thị thực để hợp với pháp lý. [Dúng]
c) Nói rõ ý nguyện vãng sanh Tịnh-Độ của mình, yêu cầu con cháu hỗ trợ. [Dúng]
d) Khuyến tấn con cháu tin tưởng Phật pháp, cùng nhau niệm Phật hộ niệm. [Dúng]
e) Nếu có người con nào không tin thì khuyên vì lòng hiếu nghĩa đừng gây trở ngại việc hộ niệm. [Dúng]
f) Cần chọn trước một BHN để lo liệu và quyết định việc hộ niệm. [Dúng]
g) Nên phân chia tài sản rõ ràng cho con cháu trước. [Dúng]
h) Dặn dò vấn đề giảm chế chất morphine để tránh tình trạng mê man bất tỉnh. [Dúng]
i) Bệnh tình nguy kịch, không thể cứu chữa nên sớm xuất viện lo việc hộ niệm. [Dúng]
j) Dặn dò con cháu không được ủ rũ, buồn khổ, rơi lệ, khóc lóc khi mình lâm chung. [Dúng]
k) Không đụng chạm vào thân xác sau khi tắt thở cho đến 12 tiếng đồng hồ. [Dúng]
l) Dẫu gặp trường hợp tai nạn bị chết bất thường, cũng xin miễn giải phẫu xét nghiệm tử thi. [Dúng]
m) Không được giải phẫu lấy khí quan. [Dúng]
n) Dặn con cháu tắm rửa sớm, thay quần áo tươm tất cho đẹp. [Sai]
o) Nên dặn con cháu làm tiệc linh đình cho nhiều người biết mình vãng sanh. [Sai]
p) Dặn dò con cháu kiêng cữ sát sanh giết hại tất cả mọi sinh vật. [Dúng]
q) Kiêng cữ sát hại những con vật lớn, còn các loài muỗi ruồi… thì không sao. [Sai]
r) Dặn dò con cháu không dùng ngũ tân. [Dúng]
s) Không ăn ngũ tân, nhưng có thể cất chứa trong nhà. [Sai]
t) Nên dùng trai chay thanh tịnh để tạo phước lành. [Dúng]
u) Hậu sự nên đơn giản, không ồn náo. [Dúng]
v) Phải làm theo tục lệ của thế gian như: giải trùng tang, thuê người khóc mướn, trống kèn, giết hại sinh vật đãi đằng… [Sai]
w) Nên tổ chức người niệm Phật suốt ngày bên quan tài là tốt nhất. [Dúng]
x) Nên dặn dò về việc hậu sự cho con cháu làm hợp theo Phật pháp. [Dúng]
y) Tất cả mọi nghi lễ khác chỉ nên làm sau khi sự hộ niệm đã hoàn tất. [Dúng]
9. Để cho gia đình nắm vững quy định về hộ niệm, BHN cần phải làm gì?
b) Gia đình phải tôn trọng và thực hiện đúng bản quy định mới được hộ niệm. [Dúng]
c) Nếu có điều gì khó thực hiện được, hoặc bị trở ngại do hoàn cảnh tạo ra… thì gia đình cần nói rõ trước để BHN xét lại, uyển chuyển mà giải quyết. [Dúng]
d) Chỉ cần gởi bản “Những quy định dành cho gia đình bệnh nhân” để thân nhân biết qua mà tự thực hành lấy là được. [Sai]
10. Nếu gia đình không chấp nhận hoặc cố tình làm sai lệch quy định về hộ niệm thì:
b) Thay vì hộ niệm vãng sanh, BHN nên uyển chuyển đến niệm Phật tụng kinh cầu an cho người bệnh thì tốt hơn. [Sai]
c) Thường xuyên tới lui thăm viếng, kiên trì nhẫn nại giải thích cho họ hiểu sự vi diệu của pháp hộ niệm. [Sai]
d) Tìm cách uyển chuyển mà hộ niệm để tránh sự trách móc. [Sai]
e) Nếu cố gắng hộ niệm thì cũng không thành công, và BHN dễ gặp điều phiền não. [Dúng]
f) Phan duyên hộ niệm có thể bị rắc rối về vấn đề luật pháp và tạo cơ hội cho người đời đàm tiếu có thể dẫn tới tội phỉ báng Phật pháp. [Dúng]
g) Phan duyên hộ niệm thì không gieo được duyên lành, ngược lại có thể làm giảm uy tín Phật pháp, và pháp hộ niệm dễ bị chướng ngại. [Dúng]
11. Tại sao hộ niệm cần phải có quy định nghiêm chỉnh?
b) Giữ quy tắc hộ niệm nghiêm chỉnh để giảm thiểu sơ suất, tránh nghịch duyên, nhờ thế cuộc hộ niệm mới có thể thành công. [Dúng]
c) Rất nhiều ca hộ niệm vì không chú ý đến những quy tắc căn bản đã đưa đến sự đổ vỡ giữa chừng, hộ niệm bị thất bại và gây ra khá nhiều phiền toái. [Dúng]
d) Tôn trọng quy luật là thể hiện sự quyết tâm giúp người thân vãng sanh. Có chí thành chí kính mới được Phật lực gia trì. [Dúng]
12. Phòng hộ niệm nên treo hình Phật như thế nào?
b) Có thể dùng hình Phật A-Di-Đà mà thường ngày người bệnh thờ thì rất tốt. [Dúng]
c) Có thể treo nhiều hình tượng Phật và Bồ-Tát khác nhau càng tốt. [Sai]
d) Chỉ nên treo một loại hình Phật A-Di-Đà duy nhất, không nên treo chỗ này hình Phật vàng, chỗ kia hình Phật xanh… [Dúng]
e) Bắt buộc phải treo trên đầu người bệnh. [Sai]
f) Có thể treo hình A-Di-Đà Phật trên đầu, nhưng chủ yếu là treo cao ở phía trước theo tầm mắt cho người bệnh dễ thấy. [Dúng]
g) Có thể treo thêm bên trái, bên phải và thêm một vài hình ở nơi sáng sủa. [Dúng]
13. Sự thiết trí trong phòng hộ niệm cần như thế nào mới tốt?
b) Cần những hình ảnh trang trí vui tươi như: tranh cảnh, bông hoa, v.v… [Sai]
c) Có thể treo nhiều hình Phật và Bồ-Tát khác nhau cho thêm phần trang nghiêm. [Sai]
d) Chỉ được treo một mẫu hình Phật A-Di-Đà thống nhất. Có thể dán văn phát nguyện, văn hồi hướng, cáo thị cần thiết về sự hộ niệm. [Dúng]
e) Hãy giữ nguyên cách trang trí sẵn có mới tốt vì người bệnh đã quen thuộc rồi. [Sai]
f) Phòng cần gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có điều kiện thì phòng nên rộng rãi đủ để lạy Phật, sắp xếp ghế ngồi, tiện việc chăm sóc.. [Dúng]
g) Cần thoáng mát để có đủ không khí trong lành cho cả người bệnh và người hộ niệm. [Dúng]
h) Cần rộng rãi vì thường xuyên phải tiếp đón khách khứa viếng thăm. [Sai]
i) Cần có TV trước mặt để bệnh nhân nghe pháp hoặc giải trí. [Sai]
j) Có thể thiết lập một bàn thờ Phật đơn giản, nhưng không phải bắt buộc. [Dúng]
14. Tại sao không nên treo hình Phật, Bồ-Tát khác trong phòng hộ niệm?
b) Vì có nhiều nhiều hình tượng khác nhau dễ làm cho người bệnh phân tâm, mất chánh niệm, không nhiếp tâm vào câu Phật hiệu A-Di-Đà được. [Dúng]
c) Tránh cho người bệnh khỏi bị những cạm bẫy tế vi của oán thân trái chủ giả dạng. [Dúng]
15. Không treo hình Phật khác, chỉ dùng hình A-Di-Đà Phật có bị tội phân biệt không?
b) Đây là pháp “Nhất Tâm”, giúp người bệnh một lòng niệm danh hiệu đức A-Di-Đà để vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
c) Hình Phật A-Di-Đà cũng phải giống một mẫu, không nên khác nhau để tránh sự phân tâm mới đúng pháp hộ niệm. [Dúng]
16. Trong thời gian hộ niệm, những điều cấm kỵ mà gia đình cần chú ý:
b) Không cho thú vật như chó, mèo… lảng vảng bên cạnh. [Dúng]
c) Không được tự động áp dụng những cách hộ niệm khác hoặc thay đổi quy luật hộ niệm. [Dúng]
d) Không được sát sanh, ngay cả như: ruồi, muỗi, kiến, gián… [Dúng]
e) Tuyệt đối không sát hại sanh vật cúng tế quỷ thần. [Dúng]
f) Không được dùng cũng như cất giữ chất ngũ tân trong nhà. [Dúng]
g) Tuyệt đối không cho chích chất morphine giảm đau. [Sai]
h) Giảm thiểu dùng chất morphine để tránh người bệnh bị hôn mê không niệm Phật được mà mất vãng sanh. [Dúng]
i) Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc khi bắt đầu hộ niệm.[Sai]
j) Khuyên người bệnh mạnh mẽ phát tâm ngưng ăn uống để được vãng sanh sớm. [Sai]
k) Tuyệt đối không than khóc, ồn náo khi người bệnh ra đi. [Dúng]
l) Tuyệt đối không đụng chạm vào thân xác ít nhất trong vòng 8 giờ. [Dúng]
m) Tuyệt đối không được tụng kinh, tụng chú. [Sai]
n) Thành tâm niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ là tốt nhất. [Dúng]
o) Bắt buộc mọi người phải lạy Phật hàng ngày. [Sai]
p) Khuyến khích gia đình phát tâm niệm Phật lạy Phật hàng ngày cầu Phật gia trì tiếp độ người bệnh vãng sanh. [Dúng]
q) Phát tâm niệm Phật lạy Phật hàng ngày cầu xin người bệnh bình phục. [Sai]
17. Tại sao cần hạn chế người thân, bạn bè… trực tiếp thăm hỏi người bệnh?
18. Những điều gì thân nhân nên làm để việc hộ niệm được thuận lợi?
b) Nên ăn chay, tuyệt đối không được sát sanh. Tích cực phóng sanh, làm chuyện công đức hồi hướng cho người bệnh. [Dúng]
c) Chí thành niệm Phật, lạy Phật cầu gia trì cho người bệnh sớm bình phục. [Sai]
d) Thường đem lễ vật dâng cúng ở nơi đền miếu cầu xin Quỷ Thần gia hộ. [Sai]
e) Cầu Thầy pháp đến lập đàn hầu đồng, cúng sao, giải hạn, v.v… [Sai]
f) Không được cất giữ hay ăn ngũ tân. Nấu nướng phải gọn nhẹ, tránh mùi thức ăn bay đến chỗ hộ niệm. [Dúng]
g) Nếu biết không còn cách nào cứu chữa được nữa, hãy mau mau xin xuất viện đưa bệnh nhân về nhà sớm lo hộ niệm. [Dúng]
h) Sớm mời một BHN đến để lo hộ niệm, gia đình cần làm đúng theo sự hướng dẫn của BHN. [Dúng]
i) Mời BHN càng sớm càng tốt. Đừng bao giờ chờ đến lúc bệnh quá nặng, mê man bất tỉnh hay sắp lâm chung mới thỉnh mời BHN. Quá trễ rồi!… [Dúng]
j) Gia đình nên nhớ, đợi đến lúc bị mê man bất tỉnh, đang hấp hối, hay sắp lâm chung, nhiều BHN không đủ khả năng đảm nhận. [Dúng]
k) Phải có người đại diện thường xuyên liên lạc với BHN, tất cả mọi biến chuyển của người bệnh đều phải thông báo thẳng tới trưởng BHN liền. [Dúng]
l) Nên tham khảo ý kiến với trưởng BHN, không nên hỏi người ngoài về hộ niệm vì rất dễ bị phân tâm, lạc đường. [Dúng]
m) Tích cực cùng tham gia hộ niệm, nhưng phải nhất mực tuân theo sự hướng dẫn của BHN. [Dúng]
n) Cẩn thận chăm sóc người bệnh, nhưng không được tự ý thêm bớt hoặc cố tình thay đổi phương pháp hộ niệm. [Dúng]
19. Ai có quyền quyết định hộ niệm trong bệnh viện hoặc ở nhà?
b) Gia đình quyết định, BHN không được quyền ý kiến. [Sai]
c) BHN cố vấn, gia đình cần nên nghe lời BHN tìm cách xin xuất viện sớm khi thấy tình trạng không thể cứu chữa. [Dúng]
d) Hộ niệm trong bệnh viện hoặc ở nhà đều tốt. Không cần bàn tính. [Sai]
20. Vấn đề chăm sóc người bệnh theo pháp hộ niệm, gia đình cần phải làm gì?
b) Luôn luôn phải có ít nhất một người thân ở sát bên người bệnh để niệm Phật, chăm sóc. [Dúng]
c) Có thể dùng thuốc để hỗ trợ sức khỏe, nhưng phải khuyên người bệnh quyết chí cầu vãng sanh. [Dúng]
d) Cần chăm lo việc ăn uống đầy đủ để người bệnh có sức khỏe và tinh thần tỉnh táo niệm Phật mới tốt. [Dúng]
e) Tích cực khuyến tấn người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh. Không được nói lời tiêu cực, hay thăm hỏi vẩn vơ, cử chỉ bi quan. [Dúng]
f) Cần có y tá ngày đêm túc trực lo việc thuốc thang. [Sai]
g) Trong lúc hộ niệm, mọi biến chứng của bệnh nhân cần phải thông báo liền cho bác sĩ. [Sai]
h) Cần thông báo mọi tình huống về thể chất và tinh thần của người bệnh đến BHN để họ theo dõi hầu khai thị hóa giải kịp thời. [Dúng]
21. Khi người thân ra đi, gia đình cần chú ý:
b) Mọi người cần bình tĩnh quây quần thành khẩn niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn, cấp kỳ gọi ban hộ niệm. [Dúng]
c) Đừng vì quá thương tiếc người chết mà khóc than, sầu bi… làm cho người ra đi khởi tâm quyến luyến mà bị đọa lạc. [Dúng]
d) Nên tắm rửa, thay y phục, trang điểm cho đẹp, giúp linh hồn người chết bớt tủi thân. [Sai]
e) Không được đụng chạm đến xác thân sớm vì sẽ tạo sự đau đớn, khiến cho người chết sanh tâm sân giận mà bị đọa vào ba đường ác. [Dúng]
f) Đem rượu thịt dâng cúng lên bàn thờ Phật, cầu Phật Trời cứu độ. [Sai]
g) Không được đem rượu thịt cúng trên bàn thờ Phật, nhưng có thể cúng trên bàn thờ vong vì người chết lúc sanh thời ăn thịt uống rượu. [Sai]
h) Tuyệt đối kiêng cữ sát sanh hại vật để thết đãi tiệc tùng mà tạo thêm tội chướng cho vong nhân. [Dúng]
i) Đặt con dao và nải chuối trên bụng để yếm quỷ trừ tà. [Sai]
j) Nhét gạo nếp vàng bạc vào miệng, gởi tiền vào tay, để người chết xuống suối vàng tiêu dùng. [Sai]
k) Có nhiều tập tục của thế gian rất sai lầm, người học Phật chân chánh không nên làm theo. [Dúng]
l) Có nhiều tập tục của thế gian rất sai lầm, người học Phật chân chánh không nên làm theo. [Sai]
m) Nếu người chết nhằm vào ngày giờ “Trùng”, thì vong hồn người chết sẽ về bắt người sống chết theo. [Sai]
n) Phải cần mời thầy bùa về yếm trừ để giải nạn trùng tang mới an tâm. [Sai]
o) Người tu hành theo chánh đạo của Phật không được lầm lạc tin theo tà thuyết của hàng ngoại đạo mới tốt. [Dúng]
p) Ông bà, cha mẹ chết mà con cháu không khóc thì có tội bất hiếu. [Sai]
q) Người chết mà thân nhân càng khóc than chừng nào thì người chết càng bị đọa lạc chừng đó. Vô tình tạo nên tội bất hiếu, bất nghĩa. [Dúng]
22. Vấn đề kiêng cữ sát sanh hại vật trong 49 ngày sau khi người bệnh ra đi:
b) Sát hại chúng sanh dù vật nhỏ như ruồi, muỗi, kiến, gián… đều tạo ra nghiệp sát, kết thêm mối hận thù với chúng sanh. [Dúng]
c) Còn sát sanh hại vật thì rất khó điều giải nạn oán thân trái chủ cho người bệnh. [Dúng]
23. Vấn đề kiêng cữ ăn ngũ tân như: tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu, hành tây:
b) Mùi tanh hôi của ngũ tân rất hợp với các vị Ác Thần, những loài quỷ đói nên họ tề tựu về, nhân đó mà gây nhiều trở ngại cho người bệnh. [Dúng]
c) Không ăn ngũ tân để tỏ ra tôn kính chư Thiên-Long Hộ-Pháp, các Ngài thương tình bảo vệ giúp người bệnh được nhiều lợi lạc. [Dúng]
24. So sánh sự khác nhau khi HN ở bệnh viện (BV) và ở nhà:
b) Có nhiều BV không cho phép HN. [Dúng]
c) HN trong BV người bệnh được chăm sóc kỹ nên dễ vãng sanh hơn. [Sai]
d) Sự điều giải oán thân trái chủ trong BV sẽ khó khăn hơn ở nhà. [Dúng]
e) Khai thị, gỡ rối cho người bệnh trong BV rất khó khăn. [Dúng]
f) HN trong BV thời gian bị hạn chế, rất khó được viên mãn. [Dúng]
g) HN tại nhà thời gian không bị hạn chế, mọi người an tâm niệm Phật nên dễ thành tựu hơn. [Dúng]
h) HN tại nhà có thể chủ động ứng dụng tất cả quy tắc HN, kịp thời hóa giải được nhiều chướng nạn, nên người ra đi có xác suất vãng sanh cao hơn. [Dúng]
i) Trong BV chỗ nằm thoải mái, tiện nghi hơn nên dễ vãng sanh hơn. [Sai]
j) Chết trong BV thân xác khó tránh khỏi sự đụng chạm quá sớm. [Dúng]
k) Trong BV người chết thường bị chúng sanh vô hình quấy phá nhiều hơn. [Dúng]
l) Chết trong BV thì linh hồn không về nhà được nên gia đình sẽ ít lo sợ. [Sai]
m) HN trong BV nếu gặp trường hợp trở ngại thì rất khó hóa giải. [Dúng]
n) Nhiều trường hợp đặc biệt cần khai thị lớn tiếng, niệm Phật mạnh thì không thể thực hiện ở BV được. [Dúng]
25. Nếu trường hợp không thể xuất viện được, gia đình cần nhớ:
b) Cần nhắc nhở bác sĩ chích morphine giúp người bệnh thoải mái niệm Phật. [Sai]
c) Liên hệ với bác sĩ xin giảm thiểu lượng morphine hoặc có thể dùng liều ít nhất vừa đủ giảm đau vừa để người bệnh luôn được tỉnh táo niệm Phật. [Dúng]
d) Yêu cầu nhân viên BV tránh đụng chạm đến thân xác người chết ít nhất 12 tiếng đồng hồ. [Dúng]
e) Cần chích thuốc chống rã thân để làm lễ được lâu hơn. [Sai]
f) Khi thấy người bệnh sắp ra đi, nếu được thì yêu cầu y tá rút kim, lấy các ống ra. [Dúng]
g) Nếu đã tắt hơi mà chưa kịp rút kim, xin hãy để nguyên, chỉ nên khóa tất cả các ống hóa chất, ống dưỡng khí là được… [Dúng]
h) Khi thấy người bệnh sắp ra đi, cần yêu cầu được chuyển đến một phòng riêng và cần thời gian 12 giờ để hộ niệm. [Dúng]
Chương 5:
1. Thành viên BHN cần chú ý:
b) Một người phải trải qua nhiều thử thách cam go mới được làm thành viên của BHN. [Sai]
c) Liên-Hữu, Phật-Tử, Đồng-Tu nếu gìn giữ vững vàng Tín-Nguyện-Hạnh của tông chỉ pháp niệm Phật thì được tham gia BHN. [Dúng]
d) Người hộ niệm nghiêm chỉnh nghiên cứu quy luật hộ niệm và tích cực tham gia hộ niệm khi cần thiết. [Dúng]
e) Cần nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm khác là điều cần thiết để bổ khuyết cho pháp hộ niệm vãng sanh. [Sai]
f) Mỗi pháp tu, mỗi tôn giáo đều có cách hộ niệm riêng, dẫn dắt về cảnh giới riêng. Người hộ niệm vãng sanh Tịnh-Độ chỉ nên nghiên cứu pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông mới chính xác. [Dúng]
g) Nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm khác nhau dẫn đến sự khai thị mông lung vô định, hướng dẫn người bệnh lạc mất đường vãng sanh TPCL. [Dúng]
h) Cảnh giới huyễn hóa vô cùng, người hộ niệm vãng sanh mà nghiên cứu không chánh không thẳng rất dễ bị phân tâm, hoài nghi, rối loạn. [Dúng]
i) Tạp loạn là sự đại kỵ của pháp niệm Phật, đem sự tạp loạn mà hộ niệm thì không thể giúp người bệnh vãng sanh TPCL được. [Dúng]
j) Phải tinh tấn niệm Phật tu hành, chứ không phải chỉ lo hộ niệm mà lơ là công phu niệm Phật. [Dúng]
k) Mỗi thành viên phải đóng lệ phí hộ niệm đầy đủ cho BHN. [Sai]
l) Không được nhận tiền thù lao hay quà cáp trả ơn cho việc Hộ-Niệm. [Dúng]
m) Mục đích hộ niệm là giúp người vãng sanh, hoàn toàn không liên quan tới chuyện tiền bạc. [Dúng]
n) Khi tham gia hộ niệm không được tự ý thêm bớt, phan duyên. [Dúng]
2. Những điều người trưởng và phó BHN (T/P BHN) cần biết:
b) Người T/P BHN phải hiểu biết vững về pháp hộ niệm của Tịnh Tông. [Dúng]
c) Khai thị thường dành cho T/P BHN hoặc chư vị Tăng-Ni biết pháp hộ niệm. [Dúng]
d) Tuyệt đối chỉ có T/P BHN và chư Tăng-Ni mới được quyền khai thị trong một ca hộ niệm. [Sai]
e) Mọi người đều được quyền khai thị không cần hỏi qua T/P BHN. [Sai]
f) Nếu cần, T/P BHN có thể chọn người thay thế mình khai thị trong các ca hộ niệm. [Dúng]
g) T/P BHN liên lạc với gia đình, phân chia nhân lực cho các ca hộ niệm. [Dúng]
h) T/P BHN phải tôn trọng luật pháp quốc gia, phải thuận theo những quy định của chính quyền địa phương. [Dúng]
i) T/P BHN cần theo dõi mọi chuyển biến trong các ca hộ niệm. [Dúng]
j) T/P BHN cần linh động giải quyết các vấn đề trong lúc hộ niệm. [Dúng]
k) T/P BHN cần có mặt trong lần đầu tiên nhận một ca hộ niệm. [Dúng]
l) T/P BHN không được vận động bất cứ một hình thức nào về tiền bạc. [Dúng]
m) T/P BHN có thể làm lễ tiếp độ vãng sanh cho người chết. [Sai]
n) T/P BHN phải có năng lực tiếp độ thần thức người chết vãng sanh. [Sai]
o) T/P BHN có thể làm lễ truyền thọ tam quy y ngũ giới cho người bệnh. [Sai]
p) T/P BHN có thể thay mặt BHN vận động tịnh tài để làm Phật sự. [Sai]
q) T/P BHN có thể lập đàn siêu độ cho người chết. [Sai]
r) T/P BHN phải đảm trách luôn việc hậu sự mai táng cho người được hộ niệm. [Sai]
s) T/P BHN phải cúng tuần thất cho người được hộ niệm. [Sai]
t) Thành viên ban hộ niệm có thể tham dự tất cả các lễ như: cầu siêu, cầu an, tuần thất, hộ quốc tức tai, tam thời hệ niệm, hậu sự, mai táng, hỏa thiêu, v.v… [Dúng]
u) Phải có một năng lực đặc biệt mới được làm T/P BHN. [Sai]
v) Người tu luyện một năng lực đặc dị nào đó dễ lạc vào tà đạo, không thể làm được một T/P BHN chân chánh. [Dúng]
w) Người tự xưng có năng lực đặc biệt thường khó tránh khỏi nạn ma chướng. [Dúng]
x) Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: “Nếu người nào tự cho mình đã chứng đắc thì chắc chắn vướng nạn ma ngũ ấm”, xin hết sức cẩn thận. [Dúng]
y) T/P BHN phải có năng lực đẩy khí nóng trên xác người chết lên cao. [Sai]
z) T/P BHN phải có năng lực vận công điểm huyệt trên xác người chết giúp thần thức vãng sanh. [Sai]
aa) T/P BHN được quyền dùng cây đập vào xác người chết để trị oán thân trái chủ. [Sai]
bb) Người hộ niệm lâu năm nếu có được sự cảm ứng với người âm, thấy rõ hình tướng oan gia trái chủ, là điều tốt. [Sai]
cc) Những cảm ứng bất bình thường đều từ vọng tưởng mà ra. Người hộ niệm chân chánh phải quyết lòng đoạn trừ những tà niệm này. [Dúng]
dd) T/P BHN phải có năng lực trấn áp oan gia trái chủ. [Sai]
ee) Đàn áp oan gia trái chủ là hành động sai lầm, tư tưởng tà vạy, không phải chánh pháp. [Dúng]
ff) Điều giải oán thân trái chủ, phải lấy lòng chân thành ra khuyên giải họ xóa bỏ hận thù, quay đầu niệm Phật cầu vãng sanh để thoát nạn. [Dúng]
gg) T/P BHN phải có tâm bình đẳng, từ bi, biết thương xót những chúng sanh đang bị khổ nạn. Hãy khuyên giải họ hồi đầu tỉnh ngộ, buông xả cõi khổ này trở về TPCL thành đạo. [Dúng]
hh) T/P BHN có quyền cưỡng bức gia đình người bệnh phải làm theo chỉ thị của mình. [Sai]
ii) T/P BHN giảng giải quy tắc hộ niệm, nếu gia đình cố tình không làm theo thì T/P BHN có thể quyết định đình chỉ việc hộ niệm. [Dúng]
3. Những gì thành viên BHN cần nên làm?
b) Tự mình phải tinh tấn niệm Phật tu hành. [Dúng]
c) Khi hộ niệm phải giữ thân khẩu ý thanh tịnh, nhiếp tâm cầu A-Di-đà Phật tiếp dẫn người bệnh vãng sanh. [Dúng]
d) Không được tự ý làm sai quy luật trợ niệm. [Dúng]
e) Được quyền tự ý khai thị hướng dẫn bệnh nhân bất cứ lúc nào. [Sai]
f) Không được đi lại, gây ồn náo, trò chuyện khi giải lao. [Dúng]
g) Nên ngồi hai bên và cách thân xác người ra đi ít nhất 2m (nếu được). [Dúng]
h) Có thể niệm Phật theo âm điệu riêng của mình. [Sai]
i) Để giữ tỉnh táo có thể hút thuốc lá, uống rượu khi đang hộ niệm. [Sai]
j) Có thể ăn loại ngũ tân, nhưng tuyệt đối phải ăn chay trường. [Sai]
k) Không bắt buộc phải ăn chay trường, nhưng phải cữ tuyệt ăn ngũ tân. [Dúng]
l) Ngày thường có thể ăn “Tam Tịnh Nhục”, nhưng ngày hộ niệm nên ăn chay mới tốt. [Dúng]
m) Khuyến khích tất cả thành viên nên ăn chay trường, nuôi dưỡng tâm từ bi. [Dúng]
n) Xong ca hộ niệm, nếu rảnh rỗi có thể lưu lại nhà người bệnh để tâm sự riêng tư với họ. [Sai]
o) Xong ca hộ niệm nên ra về liền, tránh làm bận tâm gia đình người bệnh. [Dúng]
p) Khi Hộ-Niệm, mỗi thành viên cố gắng tự lo về ăn uống, tránh tối đa làm phiền đến gia đình bệnh nhân (trừ khi ở quá xa). [Dúng]
q) Đang chờ tới phiên hộ niệm của mình, nên tham gia phụ giúp việc lặt vặt trong nhà người bệnh. [Sai]
r) Người hộ niệm cần nhiếp tâm niệm Phật là chính, không nên chú tâm phụ giúp vào việc nhà của người bệnh. [Dúng]
s) Tham gia những phiên họp BHN, đóng góp ý kiến phát triển BHN tốt hơn. [Dúng]
t) Khi hộ niệm có quyền đứng lên cướp lời khai thị liền nếu thấy T/P BHN nói lệch vấn đề. [Sai]
u) Mỗi thành viên nên tập luyện khả năng khai thị, học hỏi, rút tỉa ưu khuyết điểm. [Dúng]
v) Cố gắng hỗ trợ gia đình người bệnh về việc thuốc thang, cầu cho người bệnh chóng bình phục. [Sai]
w) Lo lắng về bệnh tình, thăm hỏi nóng lạnh, an ủi bệnh nhân. [Sai]
4. Hướng dẫn khai thị trong ca hộ niệm thường dành cho ai?
b) Mỗi ca hộ niệm chỉ nên có một người khai thị, các thành viên khác nên nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật gia bị cho người bệnh. [Dúng]
c) Phải là người quen biết với bệnh nhân và hiểu rõ hoàn cảnh gia đình bệnh nhân mới được khai thị. [Sai]
5. Về sinh hoạt nội bộ, thông thường BHN cần nên làm gì?
b) Tất cả thành viên hoan hỉ học tập, sống theo sáu điều hòa kính của Phật dạy. [Dúng]
c) Thành viên trong BHN nên tạo điều kiện gặp gỡ, giúp đỡ nhau cùng thực hiện tâm nguyện giúp người vãng sanh. [Dúng]
6. Những ai không nên tham gia cuộc hộ niệm?
Chương 6:
1. Danh từ “Khai Thị” trong pháp hộ niệm được hiểu như thế nào?
b) Khai thị là hướng dẫn người bệnh thực hiện Tín-nguyện-Hạnh, hóa gỡ những vướng mắc còn kẹt trong tâm của người bệnh để họ an tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
c) Giảng giải những điểm chính yếu trong ba bộ kinh của pháp môn Tịnh-Độ cho người bệnh nắm vững. [Sai]
d) Giảng giải những lý đạo cao siêu trong Phật pháp cho người bệnh giác ngộ. [Sai]
2. Tổng quát về sự khai thị trong pháp hộ niệm:
b) Điều giải oán thân trái chủ, hóa gỡ những vướng mắc của người bệnh, giúp họ niệm được câu Phật hiệu để vãng sanh. [Dúng]
c) Hướng dẫn gia đình biết cách hộ niệm và chăm sóc người bệnh. [Dúng]
d) Khai thị có được tác dụng chỉ khi người bệnh còn sáng suốt. [Dúng]
e) Sự khai thị rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào thành quả vãng sanh của người bệnh. [Dúng]
f) Khai thị thiếu cẩn trọng, sai lệch có thể ảnh hưởng xấu cho việc vãng sanh. [Dúng]
g) Ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, nội dung, tâm lý… luôn luôn phải được chuẩn bị trước khi khai thị mới tốt. [Dúng]
h) Người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn trầm hay nửa mê nửa tỉnh rất khó tiếp nhận được sự khai thị. [Dúng]
i) Chờ đến khi người bệnh sắp chết thì mời BHN đến khai thị là đúng lúc nhất. [Sai]
3. Khi người bệnh sắp tới ngày giờ lâm chung, khai thị cần chú ý:
b) Khi người bệnh thấy ông bà, người thân quá cố hiện ra, dặn dò họ đừng để tâm tới, hãy giữ chắc câu Phật hiệu mà niệm là được. [Dúng]
c) Luôn luôn dặn người bệnh chỉ đi theo Phật Bồ-Tát, không được đi theo ông bà quyến thuộc hay người nào khác. [Sai]
d) Nhắc nhở người bệnh chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật. Đức Từ-Phụ hóa hiện giống như tấm hình đang treo trước mặt, tuyệt đối không được theo một vị nào khác. [Dúng]
4. Tại sao chư Phật Bồ-Tát khác hiện ra người bệnh không được theo?
5. Oán thân trái chủ thường trá hình thân bằng quyến thuộc về dụ dỗ, muốn tránh nạn này chúng ta cần làm gì?
b) Nếu ông bà về thăm con cháu, thì ta niệm Phật cho họ tránh xa đi. [Sai]
c) Không nên tổ chức giỗ kỵ, cúng lạy tổ tiên nữa. [Sai]
d) Những ngày giỗ kỵ, không nên cầu xin người thân đã mất về giúp đỡ, mà hãy khấn nguyện họ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
6. Người khai thị hộ niệm cần đến những yếu tố nào?
b) Yếu tố tâm lý rất cần để ứng xử được thích đáng khi khai thị. [Dúng]
c) Tu luyện một năng lực đặc biệt là điều cần thiết. [Sai]
d) Thường nhắc nhở đến lỗi lầm của người bệnh để họ sám hối. [Sai]
e) Tập nói năng trôi chảy, lý luận cho sắc bén là rất cần thiết. [Sai]
7. Khai thị chính yếu là khuyên người bệnh buông xả. Vậy buông xả gì đây?
b) Không được cầu hết bệnh, khuyên người bệnh không được dùng thuốc nữa. [Sai]
c) Khuyên người bệnh có sanh thì có tử, không sợ chết. Nương theo cơ hội mãn báo thân này hãy quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
d) Với người nào quá lo lắng về bệnh, sợ bệnh, hàng ngày thường đo áp huyết, xuống cân cũng sợ, lên cân cũng lo!… Khuyên họ phải buông ra. [Dúng]
e) Với người phát tâm một đời này trả cho hết nghiệp. Khuyên họ phải bỏ lời nguyện này đi, tha thiết cầu vãng sanh mới được vãng sanh. [Dúng]
f) Với người nằm một chỗ chờ hoài không được vãng sanh đâm ra chán nản!… Phải khuyên họ mau mau bỏ sự chán nản này đi mới được vãng sanh. [Dúng]
g) Người niệm Phật quá lâu rồi mà sao còn nhiều bệnh khổ nên cảm thấy buồn. Phải khuyên họ mau mau bỏ nỗi buồn này đi thì mới được vãng sanh. [Dúng]
h) Khuyên họ phải nghĩ rằng nghiệp chướng mình nặng quá, đúng ra phải đọa tam đồ, nay được chuyển thành quả báo nhẹ, trả xong ta vãng sanh TPCL. [Dúng]
i) Người nào cứ nghĩ về tội lỗi trong quá khứ, khuyên họ hãy thành tâm sám hối rồi quên tội lỗi đi, bắt đầu từ nay quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
j) Người bệnh thường nằm mơ thấy đủ điều sinh ra sợ hãi. Hãy an ủi họ, bảo rằng đó chỉ là huyễn mộng, không cần lo sợ. [Dúng]
k) Người bệnh thương nhớ con cháu, nhắc nhở phải mau mau buông ra. [Dúng]
l) Nói chung, tìm hiểu người bệnh đang vướng mắc điều gì, khéo léo khuyên họ buông điều đó xuống. [Dúng]
8. Tư thái nào tốt nhất khi khai thị cho người bệnh?
b) Người khai thị quá trang nghiêm làm người bệnh dễ bị căng thẳng, sợ hãi, mệt mỏi… Nghĩa là tạo thêm mối lo âu cho người bệnh. [Dúng]
c) Tư thái người hộ niệm quá trịnh trọng sẽ khó hóa gỡ những vướng mắc vì người bệnh không dám mạnh dạn tâm sự những vướng mắc của họ. [Dúng]
d) Khuyến tấn một cách vui vẻ, tự nhiên, thoải mái như một cuộc nói chuyện bình thường mới tốt. [Dúng]
e) Cầm tay hòa nhã nói chuyện, thân thiện, mỉm cười… để an ủi người bệnh. [Dúng]
9. Tâm tâm cảm ứng, lý đạo này được ứng dụng khi hộ niệm như thế nào?
b) Người hộ niệm tha thiết muốn vãng sanh, thì dễ giúp cho người bệnh tha thiết cầu sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
c) Người hộ niệm không sợ chết thì dễ khuyên người bệnh coi việc xả bỏ báo thân nhẹ nhàng. [Dúng]
d) Tín Nguyện Hạnh vững vàng của người hộ niệm sẽ ảnh hưởng rất tốt đến người bệnh. [Dúng]
e) Người hộ niệm có năng lực truyền tâm ấn cho người bệnh. [Sai]
10. Những gì thích ứng với sự khai thị.
b) Gia đình thành tâm vì người bệnh lạy Phật cầu sám hối, xin Phật thương xót tiếp độ vãng sanh. [Dúng]
c) Những người có năng lực đặc biệt mới thích hợp để khai thị trong ca hộ niệm. [Sai]
d) Khai thị là dùng lòng chân thành khuyến nhắc sẽ có kết quả tốt hơn sự phô diễn những lý đạo cao siêu. [Dúng]
e) Khiêm, cung, từ, ái và tâm thành kính rất quan trọng đối với người hộ niệm. [Dúng]
f) Người bệnh sợ chết, thì nên dùng tâm lý nói rằng niệm Phật sẽ hết bệnh. [Sai]
g) Người bệnh sợ chết, thì khuyên rằng chết là thân xác ta phải bỏ đi, chứ ta không chết. Hãy thành tâm niệm Phật cầu Phật thương xót tiếp độ cho sanh về nước Cực-Lạc để không còn sanh tử nữa. [Dúng]
h) Người không sợ chết, họ coi cái chết như một cơ hội để giải thoát, nếu biết niệm Phật thì hộ niệm cho họ rất dễ vãng sanh. [Dúng]
i) Dù có hộ niệm đúng pháp đi nữa, nhưng người bệnh sợ chết thì cũng không thể được vãng sanh. [Dúng]
j) Việc khai thị, yếu tố tâm lý không quan trọng bằng khả năng lý luận. [Sai]
k) Hiểu biết về tâm lý rất quan trọng cho việc khai thị. [Dúng]
l) Điều giải oán thân trái chủ rất cần đến năng lực đặc biệt của người hộ niệm. [Sai]
m) Điều giải oán thân trái chủ rất cần đến lòng từ bi, kính mến, thông cảm và tâm cứu độ của người hộ niệm. [Dúng]
n) Khai thị cho người bệnh cần vạch ra những sai lầm trong quá khứ để họ biết mà sám hối. [Sai]
o) Khuyên nhắc người bệnh ý thức rằng mình đã sơ ý tạo quá nhiều nghiệp chướng, nay xin thành tâm sám hối, cầu xin Phật thương xót nhiếp thọ vãng sanh. [Dúng]
p) Người bệnh đã mê lầm tạo nghiệp, thì khai thị cần an ủi, nâng đỡ tinh thần người bệnh lên. [Dúng]
11. Gặp trường hợp một vị oán thân quyết lòng trả thù người bệnh, người hộ niệm phải làm gì?
b) Mỗi lần hồi hướng công đức cho người bệnh cần hồi hướng luôn oan gia trái chủ. [Dúng]
c) Mọi người cùng thành tâm niệm Phật thì dễ được Phật lực gia trì, chướng nạn dễ hóa giải. [Dúng]
d) Khuyên người bệnh yên chí, vì người hộ niệm có năng lực đánh đuổi oan gia trái chủ. [Sai]
e) Khuyên gia đình tìm thầy bùa đến làm phép trừ ma yếm quỷ. [Sai]
12. Khi đi hộ niệm, chúng ta thường thấy nạn oán thân trái chủ, đây là một lời khai thị rất hay về:
13. Đối với pháp giới chúng sanh, chúng ta cần chú ý:
b) Người hộ niệm không được đấu tranh với oan gia trái chủ, không được gây oán thù với pháp giới chúng sanh. [Dúng]
c) Điều giải nạn oán thân trái chủ nên thực hiện ngay ở lần hộ niệm đầu tiên, dù không thấy có hiện tượng này xảy ra. [Dúng]
d) Khi gặp trường hợp nhập thân đánh phá, người hộ niệm chân thành khuyên họ buông bỏ oán thù, nương theo cơ hội này cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh về TPCL hưởng an vui cực lạc. [Dúng]
e) Người trưởng BHN cần trang bị một năng lực mạnh mẽ để sẵn sàng đàn áp oán thân trái chủ nếu họ quá cứng đầu. [Sai]
f) Mỗi thành viên hộ niệm đều phải có ý chí vững vàng và sẵn sàng hợp sức lại để chế ngự oán thân trái chủ. [Sai]
g) Không được cưỡng ép, nói nặng lời hay thách thức chư vị oán thân trái chủ. [Dúng]
h) Điều giải là chính, nhưng nếu không thành thì vì cứu người bệnh BHN phải lớn tiếng cảnh cáo hoặc đành phải xử trị oan gia trái chủ thôi. [Sai]
i) Tất cả đều có nhân quả. Người hộ niệm cần kiên nhẫn hòa giải, chớ nên khởi ác niệm trong lúc hộ niệm. [Dúng]
j) Phải kính trọng và thương xót các vị oán thân trái chủ mới điều giải được. [Dúng]
k) Chắp tay cung kính, thành tâm điều giải, mở lòng từ bi thương xót cảnh khổ đau của chư vị trong pháp giới. Chân thành khuyên nhủ họ buông xả oán thù, nghe theo lời Phật dạy cùng nhau niệm A-Di Đà Phật cầu vãng sanh thoát khổ. [Dúng]
14. Khai thị có được quyền gạn hỏi bệnh nhân nhiều không? Tại sao?
b) Không nên gạn hỏi quá nhiều vì dễ làm cho người bệnh mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, bối rối… [Dúng]
c) Bắt buộc không được hỏi gì cả, vì hỏi han người bệnh là vi phạm quy luật hộ niệm. [Sai]
d) Nên dò hỏi gia đình để biết những vướng mắc của người bệnh. [Dúng]
e) Nhạy bén theo dõi sự chuyển biến tâm lý của người bệnh mà tìm ra vướng mắc để tìm cách hóa giải. [Dúng]
15. Khi sơ ý lỡ hỏi một câu gì mà người bệnh có vẻ bối rối, lúng túng thì người khai thị phải xử trí như thế nào?
b) Có thể nhắc lại vài ba lần, hoặc cho phép người bệnh nhờ đến gia đình góp ý. [Sai]
c) Không nên ép buộc người bệnh phải trả lời liền, chờ vài ba ngày sau trả lời cũng được. [Sai]
d) Không nên ép buộc người bệnh phải trả lời liền, chờ vài ba ngày sau trả lời cũng được. [Dúng]
16. Người khai thị giải quyết thế nào đối với người bệnh thường bị ác mộng, thấy nhiều cảnh giới lạ, thường bị giật mình, nói nhảm?
b) Dặn con cháu trong gia đình thường xuyên túc trực bên cạnh, đánh thức người bệnh dậy nếu thấy người bệnh bị giật mình, nói lảm nhảm, nhắc nhở niệm A-Di-Đà-Phật liền và cùng niệm Phật với họ. [Dúng]
c) BHN nên nắm tay vui vẻ, nói lời an ủi, ví dụ như: “Không có sao đâu Bác, có chúng con đang ở kề bên Bác đây. Bác yên tâm nhé. Bác thành tâm niệm A-Di-Đà-Phật thì Phật lực gia trì, sẽ có 25 vị Bồ-Tát gia trì, chư Thiên-Long Hộ-Pháp bảo vệ. Bác nhất định được an toàn”. [Dúng]
17. Gạn hỏi người bệnh nhiều quá là điều không tốt. Nhưng khi được khai thị đầy đủ, người hộ niệm thỉnh thoảng có thể dùng một vài câu (chứ không phải tất cả) mẫu trắc nghiệm sau đây để thử lòng người bệnh có vững tâm hay chưa.
b) Bác có mong cầu sớm hết bệnh không?
c) Có cố gắng tìm thuốc khác để uống may ra sẽ hết bệnh không?
d) Khi có cơn đau thì cần chích thuốc giảm đau liền nhé?
e) Bác có thử tìm bác sĩ nào khác để chữa trị cho có hiệu quả hơn không?
f) Bác còn lo lắng, nhớ thương tới con cháu không?
g) Bác còn ghét ông Tám đó không?
h) Bác còn muốn xây xong cái chùa đó rồi mới đành lòng ra đi không?
i) Bác có vui khi thấy ông bà về an ủi không?
j) Khi ông bà, thân quyến đã chết tới đón Bác có đi theo không?
k) Khi lâm chung thấy đức bổn sư Thích-Ca Phật tới đón Bác có đi theo không?
l) Khi lâm chung thấy Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát tới đón Bác có đi theo không?
m) Gặp Phật Bồ-Tát nào khác đến bác có đi theo không?
n) Gặp những cảnh đẹp với ánh sáng vi diệu hiện ra Bác có đi theo không?
(Những câu trên nếu người bệnh trả lời [Không] thì vững, trả lời [Có] thì yếu).
18. Trong “Tam Chủng Hữu Lực”, thì “Bản Hữu Phật Tánh Lực” là Tự Tánh Di-Đà hay là Chơn Tâm Tự Tánh của ta, “Phật Nhiếp Hữu Lực” là sự tiếp độ của Phật A-Di-Đà. Còn “Niệm Hữu Lực” là gì?
19. Niệm lực được vững mạnh nhờ vào đâu?
20. Những điều nào sau đây đúng với pháp hộ niệm?
b) Hộ niệm là giúp người bệnh có “Niệm Lực” mạnh, sớm tiêu hết nghiệp chướng để lành bệnh. [Sai]
c) Hộ niệm là giúp nguời bệnh có “Niệm Lực” mạnh để niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn”. [Sai]
d) Dù là thời mạt pháp, nhưng người nào được hộ niệm thì chắc chắn sẽ vãng sanh. [Sai]
e) Phàm phu tu trong thời mạt pháp mà không được hộ niệm thì không dễ gì được thoát nạn. [Dúng]
f) Có người chơn chánh tu hành cả đời nhưng chưa chắc sẽ được vãng sanh, thì một người nhờ vào hộ niệm mà được vãng sanh là điều không thể tin tưởng. [Sai]
g) Nhờ hộ niệm giúp người bệnh vượt qua nghiệp chướng, theo nguyện lực mà vãng sanh. [Dúng]
h) Niềm tin vững vàng vào pháp niệm Phật vãng sanh. [Sai]
i) Hộ niệm vãng sanh được Phật dạy trong rất nhiều kinh điển. [Dúng]
j) Không cần khó nhọc tu hành, đợi tới lúc nguy kịch rồi mời BHN là được. [Sai]
k) Hộ niệm là pháp tu, phải lo niệm Phật tu hành với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh là căn bản của pháp hộ niệm. [Dúng]
21. Lý do tu hành lâu năm mà không được vãng sanh:
b) Nhiều pháp môn tu nhắm về những cảnh giới khác, nên không được vãng sanh về TPCL. [Dúng]
c) Vì niệm Phật nhưng chỉ cầu xin phước báu chứ không cầu vãng sanh. [Dúng]
d) Rất nhiều người tu hành mà không tin có cõi Tây-Phương Cực-Lạc, nên không thể vãng sanh. [Dúng]
e) Vì niệm Phật mà không buông bỏ phân biệt chấp trước nên mất vãng sanh. [Dúng]
f) Tình chấp thế gian không buông bỏ nên mất vãng sanh. [Dúng]
g) Vì niệm Phật mà khi lâm chung không được hộ niệm, tự mình bị rối trong nghiệp chướng nên mất vãng sanh. [Dúng]
22. Muốn được vãng sanh cần chú ý những điều sau đây:
b) Người tu hành lâu năm thì chắc chắn dễ vãng sanh hơn người mới tu. [Sai]
c) Người nhiều năm chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ thì dễ vãng sanh hơn người mới niệm Phật. [Dúng]
d) Chuyên lòng niệm Phật cầu vãng sanh thì dễ vãng sanh hơn tu hành không có định hướng. [Dúng]
e) Người nhiều năm niệm Phật nhưng còn xen tạp nhiều thứ vẫn dễ được vãng sanh hơn người mới tu. [Sai]
f) Người mới phát tâm niệm Phật, nhưng tin tưởng vững vàng vẫn dễ vãng sanh hơn người tu lâu nhưng niềm tin yếu đuối. [Dúng]
g) Ăn ở hiền lành chất phác niệm Phật dễ vãng sanh hơn người hiếu kỳ đam mê những điều hão huyền. [Dúng]
h) Người tu hành lâu năm nhưng không cầu sanh Tịnh-Độ thì không được vãng sanh. [Dúng]
i) Người tu hành nhiều năm nhưng trước giờ phút lâm chung còn sợ chết thì không thể được vãng sanh. [Dúng]
j) Người tu hành công phu khá cao nhưng khi bệnh nặng mà ngày đêm cầu xin hết bệnh, thì không thể vãng sanh. [Dúng]
k) Người niệm Phật lâu năm nhưng cuối đời thương con nhớ cháu không nỡ rời thì không được vãng sanh. [Dúng]
l) Người suốt đời niệm Phật nhưng cuối cùng tham luyến tiền tài, danh vọng, nhà cửa… thì không được vãng sanh. [Dúng]
m) Người tu hành lâu năm nhưng nghiệp chướng chưa phá nổi, lại mập mờ đường giải thoát vẫn phải theo sáu nẻo luân hồi. [Dúng]
n) Đới nghiệp vãng sanh không phải là theo nghiệp thọ sanh, nhưng theo nguyện vãng sanh mà được vãng sanh. [Dúng]
o) Người còn nghiệp phải thọ nghiệp báo, không thể sanh về TPCL. [Sai]
p) Người còn nghiệp mà được vãng sanh thì không đúng định luật nhân quả. [Sai]
q) Vãng sanh là do nguyện lực cầu sanh hợp với nguyện lực độ sanh của đức A-Đi Đà mà được. [Dúng]
r) Vãng sanh là “Tùng nguyện vãng sanh” chứ không ‘Tùng nghiệp thọ báo”, đây là lý đạo “Vạn pháp duy tâm tạo”. [Dúng]
s) “Vạn pháp duy tâm sở hiện”, vãng sanh cũng do duy tâm mà thành tựu. [Dúng]
t) “Vạn pháp giai không”, cứ mê mờ chấp vào cảnh giới vô thường thì không thể thành tựu đạo nghiệp. [Dúng]
u) “Nhân quả bất không”, thì “Niệm Phật – Thành Phật” là đỉnh cao của nhân quả. [Dúng]
v) Vì nhân quả không thể là không, nên phải mau tìm đường vãng sanh để có khả năng hóa giải những nghiệp nhân đã gây khổ sở cho chúng sanh. [Dúng]
w) Người tu thiện tích phước rất lớn thì chắc chắn được vãng sanh Cực-Lạc. [Sai]
x) Người tu thiện tích phước rất lớn thì phước báu có thể lớn hơn người không tu phước. [Dúng]
y) Người tu thiện phước lớn thì dễ hưởng phước trong đời sau chứ không phải chắc chắn được vãng sanh thành đạo. [Dúng]
z) Người tu thiện phước lớn khi chết ít bị bệnh khổ hành hạ hơn người kém phước. [Dúng]
aa) Phước báu lớn hỗ trợ tốt cho đường vãng sanh. Người có Tín Nguyện Hạnh vững vàng và được cẩn thận hộ niệm trợ duyên nữa thì rất dễ vãng sanh. [Dúng]
23. Những điều mà mọi gia đình cần nên chú ý về hộ niệm:
b) Không hiểu quy luật hộ niệm, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người thân. [Dúng]
c) Bệnh nặng, bệnh viện đã chịu thua mà chưa lo hộ niệm là điều sai lầm đáng tiếc! [Dúng]
d) Gia đình không làm theo sự hướng dẫn của BHN thì không được hộ niệm. [Dúng]
e) Giao hết cho BHN, gia đình không cần hỗ trợ hộ niệm. [Sai]
f) Mỗi người phải lo niệm Phật tu hành, tự mình quyết chí vãng sanh thì hộ niệm mới dễ có cơ hội thành tựu. [Dúng]
g) Người có niệm Phật cầu vãng sanh thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
h) Phàm phu nghiệp nặng, dù có niệm Phật nhưng không được hộ niệm trợ duyên thì cũng rất khó được vãng sanh. [Dúng]
i) Bi lụy, khóc lóc, buồn bã… trước mặt người bệnh là thể hiện sự thương yêu lo lắng cho nhau, không nên ngăn cấm. [Sai]
j) Bi lụy, than khóc, âu sầu… trước mặt người sắp chết là vô tình làm cho người ra đi bị rối loạn tinh thần mà chịu đọa lạc. [Dúng]
k) Lúc tắt hơi cần than khóc, lay động, níu kéo… để giúp cho người chết đỡ tủi thân. [Sai]
l) Lúc tắt hơi mà than khóc, lay động, níu kéo… sẽ làm cho người chết dễ bị đọa lạc vào ba đường ác. [Dúng]
m) Vừa mới chết xong cần tắm rửa, thay y phục, trang điểm để người chết vui lòng ra đi. [Sai]
n) Đụng chạm vào xác thân quá sớm là vô tình tra tấn người chết, làm cho họ bị nạn rất nặng, đời kiếp tương lai chịu nhiều khổ đau. [Dúng]
o) Lo xem ngày giờ tẩm liệm, chôn cất… mà không lo hộ niệm là chỉ lo cái xác thân sắp tan hoại mà lại đày đọa linh hồn người chết vào chốn tối tăm. Thật tội nghiệp! [Dúng]
p) Xin đừng đụng đến thân xác vừa mới tắt hơi, không kêu khóc ồn náo. Hãy thành tâm niệm Phật cầu Phật tiếp độ vãng sanh mới tốt. [Dúng]
q) Lo sợ sự trùng tang, tìm thầy phá trùng thì người sống khỏi bị bắt chết theo. [Sai]
r) Phật dạy tất cả đều từ tâm tưởng mà sinh ra, người cứ lo sợ bị ma bắt chết thì tự mình nguyện nạp mạng cho ma vậy. [Dúng]
s) Gia đình cứ chạy theo tập tục thế gian làm điều sai chánh pháp, thì tạo duyên cho người chết bị đọa lạc. [Dúng]
t) Ngày giỗ kỵ mà khấn nguyện linh hồn ông bà về phù hộ thì khi lâm chung thường bị oán thân trái chủ trá hình ra quyến thuộc để hãm hại mình. [Dúng]
u) Giết hại sanh vật cúng tế, đãi tiệc trong ngày giỗ kỵ thì bị tội sát sanh và vong nhân cũng liên can bị tội. [Dúng]
v) Người sát hại sanh vật, khi lâm chung nhất định sẽ bị nạn oán thân trái chủ báo hại. [Dúng]
w) Giỗ kỵ dùng trai chay, tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức rất tốt. [Dúng]
x) Trước bàn thờ tổ tiên hãy khấn nguyện người quá cố niệm Phật cầu siêu sanh Tịnh-Độ thì rất tốt. [Dúng]
y) Khi có người chết, gia đình rước Thầy Cúng về làm phép tiếp độ thì người chết sẽ được vãng sanh. [Sai]
z) Lên đồng, nhập bóng, chiêu hồn… là cách cầu siêu độ người chết. [Sai]
24. Hộ niệm khi người bệnh đang hấp hối:
b) Niệm nguyên chất 4 chữ theo hơi thở của người lâm chung từng tiếng chậm, mạnh và rõ ràng, thở một hơi niệm “A…”, thở hơi nữa niệm “Di…”, v.v… [Dúng]
c) Nếu hơi thở quá chậm, một chu kỳ thở ra hít vào ta niệm trọn “A… Di… Đà… Phật”, cần niệm mạnh và rõ ràng. [Dúng]
d) Nếu trước đó người bệnh yêu cầu niệm sáu chữ thì hãy niệm nguyên chất sáu chữ rõ ràng. [Dúng]
e) Cần niệm nhẹ nhàng và nhỏ tiếng để tránh người bệnh nhức đầu. [Sai]
f) Nên niệm rõ ràng và mạnh hơn bình thường để trợ lực cho người ra đi. [Dúng]
g) Khuyên con cháu, thân nhân trong gia đình đồng lạy Phật, cầu Phật phóng quang tiếp độ. [Dúng]
h) Chia phiên hộ niệm liên tục 24/24, không được rời. [Dúng]
25. Hộ niệm 24/24 là như thế nào?
b) Khi tới giai đoạn hấp hối thì BHN phải chia phiên hộ niệm liên tục 24/24. [Dúng]
c) Khi thấy người bệnh đã yếu, thì BHN cắt cử mỗi ca 2 giờ thay phiên nhau niệm liên tục và bắt người bệnh niệm Phật không gián đoạn. [Sai]
26. Nếu người thân đột ngột xúc động, khóc lóc, kêu réo khi người bệnh đang hấp hối hoặc tắt hơi thì người hộ niệm ứng phó thế nào?
b) Khuyên người nhà có thể khóc than nhưng đừng đứng gần người bệnh. [Sai]
c) Khuyên họ vào trong phòng khác, đóng kín cửa để than khóc. [Sai]
d) Người hộ thất phải chú ý bảo vệ hiện trường, lập tức kéo người thân ra xa khuyên giải vì vấn đề này có thể làm cho người bệnh mất vãng sanh. [Dúng]
27. Người khai thị cần làm gì khi người bệnh vừa tắt hơi?
b) Niệm thật mạnh, thật đều câu A-Di-Đà-Phật. Lúc này nếu có đông người đứng chấp tay cho trang nghiêm niệm Phật càng tốt, càng có lực. [Dúng]
c) Tất cả đồng tu dời ghế ngồi ra xa thật nhẹ nhàng, cách người lâm chung khoảng 2 mét nếu được. [Dúng]
d) Sau 30 phút có thể khai thị ngắn rồi đổi qua cách niệm Phật thông thường để các thành viên có thể niệm lâu dài, nhiếp tâm và có lực. [Dúng]
28. BHN làm việc rất tốt, nhưng người chết mất phần vãng sanh là do những nguyên nhân nào?
b) Người bệnh thầm cầu xin hết bệnh nên mất vãng sanh. [Dúng]
c) Người bệnh còn lo nghĩ về nghiệp chướng nên mất vãng sanh. [Dúng]
d) Lúc ra đi luyến ái người thân, thương nhớ con cháu nên mất vãng sanh. [Dúng]
e) Còn tham chấp vào nhà cửa, tài sản, danh vọng… nên mất vãng sanh. [Dúng]
f) Lúc lâm chung mà nguyện trở lại làm người gặp Minh Sư, chùa lớn để tu hành nên mất vãng sanh. [Dúng]
g) Thấy chúng sanh khổ quá, muốn ở lại đây cứu chúng sanh nên mất vãng sanh. [Dúng]
h) Tâm tánh thượng mạn không chịu thành tâm sám hối lỗi lầm nên mất vãng sanh. [Dúng]
i) Không giữ tâm khiêm hạ, cứ tự nghĩ mình đã chứng đắc mà bị oán thân trái chủ trá hình hãm hại nên mất vãng sanh. [Dúng]
j) Tự mình không có niềm tin vãng sanh nên mất vãng sanh. [Dúng]
k) Tự mình không nguyện vãng sanh tha thiết nên mất vãng sanh. [Dúng]
l) Tự mình không muốn vãng sanh thì chắc chắn không được vãng sanh. [Dúng]
m) Tự mình không muốn vãng sanh thì chắc chắn không được vãng sanh. [Dúng]
n) Nghiệp chướng quá nặng, lâm chung không vượt qua nổi cận tử nghiệp nên mất vãng sanh. [Dúng]
o) Bệnh khổ hành hạ đến điên đảo, không nghe được lời khai thị hướng dẫn nên mất vãng sanh [Dúng]
p) Công phu niệm Phật quá yếu, lâm chung không nhiếp tâm được vào câu Phật hiệu nên mất vãng sanh. [Dúng]
q) Tu hành quá xen tạp, lâm chung tâm trí hoang mang bất định nên mất vãng sanh. [Dúng]
r) Gia đình không hỗ trợ lại còn gây chướng ngại nên mất vãng sanh. [Dúng]
s) Người thân, bạn bè thăm hỏi, cứ bàn chuyện thế gian gây rối loạn tâm trí nên mất vãng sanh. [Dúng]
t) Trong nhà chất chứa: hành, tỏi, hẹ, kiệu, nén, ba-rô… nhiều quá nên mất vãng sanh. [Dúng]
u) Chích thuốc morphine nhiều quá làm mê man bất tỉnh nên mất vãng sanh. [Dúng]
29. Nếu người bệnh luyến nhớ đứa cháu, quyết lòng muốn nhìn cho được mặt đứa cháu, thì giải quyết sao đây?
b) Nên hướng dẫn đứa cháu tới khuyên Bà Nội niệm Phật cầu vãng sanh, rồi sau đó tìm phương cách ly sau. Nếu đứa cháu ngoan ngoãn làm theo lời dạy của BHN thì đây thật là một lời khai thị rất tốt. [Dúng]
c) Nếu người bệnh không chịu buông, mà quyết lòng quyến luyến đứa cháu thì sẽ mất vãng sanh. [Dúng]
30. Trong giây phút người bệnh hấp hối, BHN cần nên hướng dẫn như thế nào?
b) Người trưởng ban lớn tiếng khai thị, nhắc nhở người bệnh, ví dụ: “Bác Tám ơi! Hãy bình tĩnh vui vẻ mừng lên, vì đây là cơ duyên mà bác đã chờ trong bao nhiêu ngày tháng qua. Giờ này hãy vững vàng, tin tưởng, nhiếp tâm lại, niệm Phật theo đại chúng chờ A-Di-Đà Phật đến theo Ngài đi vãng sanh nhé…”.. [Dúng]
c) Lớn tiếng nhắc nhở người bệnh nhiếp tâm niệm Phật theo đại chúng, không để ý đến bất cứ cảnh giới gì khác trong lúc này. [Dúng]
31. Những điều khác mà BHN nên chú ý khi thấy người bệnh có dấu hiệu hấp hối:
b) Nếu người bệnh nằm sát mé giường, nên nhẹ nhàng chuyển họ vào giữa giường, ngừa bị rơi xuống đất khi tắt hơi. [Dúng]
c) Phải báo cho người bệnh biết trước khi bồng họ vào giữa giường: Bác Sáu ơi! Con đưa Bác vào giữa giường cho thoải mái nhé. Nhiếp tâm niệm Phật theo chúng con nhé. [Dúng]
d) Hướng dẫn gia đình lạy Phật cầu tiếp dẫn. [Dúng]
e) Nhắc nhở giọng niệm của đại chúng cho đều, mạnh. [Dúng]
f) Tư thế đại chúng nên đứng lên trang nghiêm, thành khẩn niệm Phật. [Dúng]
g) Nhẹ nhàng chuyển ghế ngồi xa hơn, cẩn thận tránh gây tiếng động. [Dúng]
h) Chú ý ngăn chặn chó mèo tới gần nơi hộ niệm. [Dúng]
i) Người trưởng ban luôn có mặt tại hiện trường để theo dõi diễn tiến, kịp thời khai thị. [Dúng]
j) Thỉnh thoảng người trưởng ban chắp tay thành tâm khẩn nguyện cầu xin chư vị pháp giới có duyên buông xả oán thù phát lòng niệm Phật trợ duyên. [Dúng]
k) Nhắc nhở gia đình nên liên lạc sớm với nhà quàn và lo coi ngày giờ để tránh nạn trùng tang. [Sai]
l) Nhắc nhở những người thân dễ khóc nên ra ngoài, hoặc cần phải đặc biệt theo dõi để kịp thời ngăn chặn. [Dúng]
m) Không được khóc trước mặt người bệnh, nhưng người thân được quyền ôm nhau khóc trong buồng vì sẽ không ảnh hưởng đến người chết. [Sai]
n) Nếu người ra đi quyến luyến gia đình nặng quá thì nên khuyên gia đình cách ly trong lúc lâm chung.[Dúng]
o) Người trong gia đình bắt buộc phải cách ly thì mới hộ niệm được. [Sai]
p) Nếu người trong gia đình hiểu đạo và biết quy luật trợ niệm thì hộ niệm cho nhau rất tốt. [Dúng]
q) Những thành viên BHN dễ xúc động, thường rơi nước mắt phải rời xa hiện trường lúc người bệnh lâm chung. [Dúng]
r) Sau khi tắt hơi khoảng 30 phút, nên khai thị một lần nữa nhắc nhở người ra đi nhiếp tâm niệm Phật, không nên chao đảo. (Xem thêm phụ lục ở phần cuối). [Dúng]
32. Sau khi tắt hơi là thời khoảng rất quan trọng, người khai thị nên:
b) Tùy theo trường hợp có thể uyển chuyển khai thị thêm. [Dúng]
c) Sau 2 giờ có thể niệm một giờ khai thị một lần và niệm Phật theo giọng thường niệm. [Dúng]
d) Mỗi lần thay phiên nên hồi hướng công đức và khai thị thêm nhắc nhở hương linh đi vãng sanh. [Dúng]
33. Vấn đề thăm thân có cần thiết không? Tại sao?
b) Rất cần thiết, nhưng nên thăm sau 12 giờ mới an toàn, nhằm để biết người ra đi có bị trở ngại gì không mà kịp thời hóa giải. [Dúng]
c) Tùy duyên, thăm cũng được mà không thăm cũng được. [Sai]
d) Sắc tướng xấu mới cần thăm, thấy sắc tướng tốt thì không cần. [Sai]
34. Những trường hợp nào gọi là bị trở ngại?
35. Khi bị trở ngại, hóa giải bằng cách nào?
b) Trưởng BHN nên hỏi người nhà để tìm ra điều vướng mắc chính mà khai thị thẳng vào đó để hóa giải. [Dúng]
c) Nếu tìm được đúng điều vướng mắc, khai thị thẳng vào điều đó thì thân tướng có thể liền được chuyển biến tốt, nghĩa là vướng mắc đã được hóa giải. [Dúng]
Chương 7:
1. Những sơ suất khi hộ niệm được hàm ý gì?
2. Để phát triển và bảo tồn pháp hộ niệm:
b) Vấn đề đào luyện các BHN để nắm vững phương thức hộ niệm là nhu cầu vô cùng thiết yếu. [Dúng]
c) Tài liệu về hộ niệm vãng sanh cần nên phổ biến rộng rãi giúp nhiều người biết rõ hơn về pháp hộ niệm. [Dúng]
3. Nguyên nhân sinh ra những sơ suất khi hộ niệm:
b) Có BHN chưa có kinh nghiệm, nên khi vào thực hành thường bị sơ suất. [Dúng]
c) Người hộ niệm nhiều năm nhưng vì quá chủ quan vẫn có thể bị sơ suất. [Dúng]
d) Có người lầm tưởng rằng hộ niệm là pháp cầu siêu hoặc cầu an nên tạo ra nhiều sơ suất. [Dúng]
e) Có BHN chưa được học tập qua pháp hộ niệm, chỉ dựa theo tập tục thế gian nên tạo ra sơ suất. [Dúng]
f) Có BHN không vững nội quy, thành viên không hợp nhất, tạo ra từ trường không tốt, mất sự cảm ứng đạo giao. [Dúng]
g) Có BHN ít chú trọng nêu rõ ràng quy luật hộ niệm cho gia đình biết, nên hộ niệm thường bị trở ngại. [Dúng]
h) Có người hộ niệm mà lại khởi vọng tưởng sai lầm rằng mình có năng lực đặc biệt cứu người vãng sanh nên tạo ra sơ suất. [Dúng]
i) Hộ niệm không chuyên nhất niệm Phật, cứ xen tạp các pháp lạ mà tạo ra sơ suất. [Dúng]
j) Thời này ít người có niềm tin vào Phật pháp, không tin sự vãng sanh nên gây ra nhiều trở ngại cho việc hộ niệm. [Dúng]
k) Hộ niệm vãng sanh quá vi diệu. Tuy nhiên do sơ suất của một số BHN mà làm nhiều người mất niềm tin. [Dúng]
l) Hộ niệm quá vi diệu cần được sự hỗ trợ, nhưng phải khắc phục những hiện tượng tiêu cực đang xảy ra mới tốt. [Dúng]
m) Nhìn chung, sự sơ suất xảy ra hầu hết do người hộ niệm chưa nắm vững quy luật hộ niệm mà vô tình tạo nên. [Dúng]
n) Sơ suất là hiện tượng rất tự nhiên, từ từ mọi người sẽ hiểu ra vấn đề và tự điều chỉnh lấy. [Sai]
4. Những điều cần chú ý khi thăm thân xác:
b) Vội vàng tắm rửa hoặc giao xác cho nhà quàn mà không thăm thân trước thì người chết có thể bị nạn nặng nề. [Dúng]
c) Người chết sau vài tiếng đồng hồ thì có thể thăm thân được. [Sai]
d) Trong vòng 8 giờ có thể thần thức chưa xuất ra khỏi xác, nếu đụng chạm đến làm cho người chết dễ bị đọa lạc. [Dúng]
e) Đợi lâu có thể bị ảnh hưởng bởi mùi tử khí, ô nhiễm môi trường. Sự thăm thân cần nên giải quyết càng sớm càng tốt. [Sai]
f) Muốn thăm thân cần phải chờ ít nhất sau 8 tiếng đồng hồ, tốt nhất hãy để 12 tiếng đồng hồ thì mới an toàn. [Dúng]
g) Thăm thân rất cần thiết vì để biết chắc chắn toàn thân đã lạnh hết, bảo đảm thần thức đã hoàn toàn lìa khỏi xác mà an tâm tắm rửa, tẩm liệm… không sợ ảnh hưởng đến tương lai của người ra đi. [Dúng]
h) Nhờ thăm thân mà phát hiện sớm sự trở ngại, kịp thời khai thị hóa giải giúp cho người chết có cơ hội vãng sanh. [Dúng]
i) Nhờ thăm thân mà có thể biết rõ tình trạng cụ thể, nhờ thế người hộ niệm an tâm chấm dứt cuộc hộ niệm, gia đình an tâm lo liệu hậu sự. [Dúng]
j) Người tu cao thì có thể thăm sớm, người tu càng dở càng phải đợi lâu hơn. [Sai]
k) Thăm thân mà lay động thân xác quá nhiều là điều không nên làm. [Dúng]
l) Nhiều người thay phiên nhau đến thăm thân để cùng biết sự vi diệu của pháp hộ niệm. [Sai]
m) Người hộ niệm giỏi hoặc người có đạo lực đặc biệt mới có quyền thăm thân. [Sai]
n) Trước khi thăm phải cẩn thận báo cho thần thức người chết biết trước. [Dúng]
o) Thăm thân phải nhẹ nhàng, thận trọng, nên thăm từ trên đầu thăm xuống. [Sai]
p) Thăm thân phải nhẹ nhàng, thận trọng, nên thăm từ dưới lòng bàn chân thăm lên mới an toàn hơn. [Dúng]
q) Chỉ cần một hoặc hai người đại diện thăm thân là đủ. [Dúng]
r) Hơi ấm xuất hiện trên thân xác ở phần càng cao thì càng có cảm ứng tốt. [Dúng]
s) Nếu hơi ấm ở phần dưới là cuộc hộ niệm bị trở ngại, nhưng nếu biết sớm được thì vẫn còn cơ hội để BHN hóa giải. [Dúng]
t) Người có thần lực đặc biệt chỉ cần nhìn thì biết, không cần thăm thân. [Sai]
u) Thăm thấy toàn thân đã lạnh hết và mềm mại, đây là dấu hiệu tốt, mọi người được an tâm. [Dúng]
v) Thăm thấy toàn thân đã lạnh và mềm mại thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
w) Thăm thấy toàn thân đã lạnh và mềm mại thì có thể được vãng sanh. [Dúng]
x) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng thì xác suất vãng sanh rất cao. [Dúng]
y) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng, trước khi ra đi người đó báo cho biết đã thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn thì chắc chắn được vãng sanh. [Dúng]
z) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu dù không còn ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, trước khi ra đi người đó báo đã thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn, thì vẫn vững tin rằng được vãng sanh. [Dúng]
aa) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng, người đó niệm Phật cầu vãng sanh đến giây phút cuối cùng, thì có thể tin tưởng rằng được vãng sanh. [Dúng]
bb) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu không còn ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, người đó niệm Phật cầu vãng sanh đến giây phút cuối cùng, thì vẫn có thể tin tưởng rằng được vãng sanh. [Dúng]
cc) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu rất ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, đây là điềm cảm ứng tốt, nhưng phải cẩn thận niệm Phật trợ duyên thêm 2 đến 4 giờ nữa cho sự vãng sanh được vững vàng hơn. [Dúng]
dd) Thăm thân mà thấy nhiều chỗ còn ấm, phải ngừng ngay việc thăm. BHN nên tiếp tục khai thị và hộ niệm thêm khoảng 4 đến 8 giờ nữa. Khi nào toàn thân lạnh hết mới an toàn. [Dúng]
5. Tại sao phải lên tiếng báo cho người chết biết trước khi thăm thân?
6. Tại sao thăm thân phải nhẹ nhàng, không được làm mạnh?
7. Khi thân xác bị cứng, có thể xử lý cách nào?
8. Một thân xác được xử lý cho mềm mại có được coi là thoại tướng tốt không?
9. Chiếc mền Quang Minh:
b) Khi lâm chung nếu được đắp mền quang minh sẽ có sự hỗ trợ tốt, nhưng không phải là điều bắt buộc phải có. [Dúng]
c) Có thể đắp mền quang minh khi thấy người bệnh rơi vào tình trạng yếu đuối. [Dúng]
d) Mền quang minh phải đắp phủ qua đầu người bệnh. [Sai]
e) Chỉ được đắp phủ qua mặt khi người bệnh đã tắt hơi. [Sai]
f) Đang lúc hộ niệm, chỉ nên đắp mền quang minh tới cổ, không nên đắp phủ qua mặt. [Dúng]
g) Khi đang hộ niệm T/P BHN cần quan sát sự chuyển biến trên mặt người ra đi để kịp thời tìm cách hổ trợ, nên không đắp mền quang minh phủ qua mặt. [Dúng]
10. Vấn đề trở ngại giữa chừng khi đang hộ niệm:
11. Để giảm thiểu chướng ngại khi hộ niệm:
b) Cần giải thích, hướng dẫn rõ ràng quy luật trợ niệm cho gia đình biết và gia đình phải chấp nhận làm đúng quy luật hộ niệm. [Dúng]
c) BHN có thể yêu cầu mọi người trong gia đình ký tờ cam kết thực hiện đầy đủ quy luật hộ niệm trước khi nhận ca. [Dúng]
d) Cần hướng dẫn gia đình biết cách hộ niệm và chăm sóc người bệnh theo đúng pháp hộ niệm. [Dúng]
e) Khi người bệnh sắp chết thì mới bắt đầu hộ niệm. [Sai]
f) Mọi người cần nghiên cứu kỹ pháp hộ niệm và chuẩn bị trước mới tốt. [Dúng]
g) Khi thấy người bệnh yếu thì BHN phải chia ca hộ niệm liên tục 24/24. [Sai]
h) Khi hộ niệm 24/24 phải yêu cầu người bệnh thức suốt để niệm Phật với BHN. [Sai]
i) Người bệnh quá yếu, BHN tăng cường ca hộ niệm, gia đình cần có người ở sát bên cạnh 24/24 để niệm Phật và báo cho P/T BHN mọi diễn biến. [Dúng]
j) Đến giai đoạn hấp hối thì BHN phải thay phiên hộ niệm 24/24. [Dúng]
k) Người phụ trách việc hướng dẫn khai thị cần chuẩn bị trước sự khai thị mới tốt. [Dúng]
l) Mọi thành viên hộ niệm cần nhiếp tâm niệm Phật cầu gia trì tiếp độ, không được tự động xen vào việc khai thị hướng dẫn. [Dúng]
12. Khi vừa tắt hơi, cần chú ý:
b) T/P BHN lớn tiếng khai thị: “Bác Chín ơi! Đã xả bỏ báo thân rồi, mau mau định tâm lại, quyết lòng niệm A-Di-Đà Phật, theo A-Di-Đà Phật vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc nhé”. [Dúng]
c) Nên nhẹ nhàng di chuyển ghế ngồi ra xa trên 2 mét (nếu được). [Dúng]
d) Nếu ngồi quá gần có thể bị lây bệnh. [Sai]
e) Phải có khoảng cách đủ an toàn, để mọi sự di động không gây ảnh hưởng đến người ra đi. [Dúng]
f) Nếu môi trường không cho phép ngồi xa, thì phải hết sức thận trọng, tránh gây tiếng động ồn náo, tránh di động nhiều. [Dúng]
g) Không ai được quyền đi lại, hay lên tiếng trong khu vực gần người bệnh. [Dúng]
h) Có thể quay video, nhưng động tác phải thận trọng, nhẹ nhàng, quay từ xa, không được dùng đèn. [Dúng]
i) Không được chụp hình vì chụp hình thường gây tiếng động và lóe ánh sáng. [Dúng]
j) Người thân không được kêu khóc, ồn náo. [Dúng]
k) Không được để máy quạt thổi thẳng vào thân xác người đã tắt hơi. [Dúng]
l) Không được đụng chạm vào thân xác người ra đi trong khoảng 8 giờ, bảo vệ đến 12 giờ thì an toàn hơn. [Dúng]
13. Vấn đề tự xưng có năng lực cứu độ chúng sanh:
b) Tự xưng mình có năng lực thuộc về tội đại vọng ngữ. Người tu hành mà có tâm thượng mạn rất dễ bị ma chướng ám hại. [Dúng]
c) Một người nếu thực sự đã chứng đắc mới được quyền tự khoe năng lực của mình. [Sai]
d) Tự xưng có năng lực gì đó là do vọng tưởng mà sanh ra, nhất định không thể là chánh đạo được. [Dúng]
e) Một người được vãng sanh là do chính họ thực hiện đúng Tín-Nguyện-Hạnh, chứ không phải do năng lực của người hộ niệm. [Dúng]
14. Giữ tâm thanh tịnh, khiêm cung tu hành có lợi lạc gì?
15. Vấn đề lay động thân xác người chết quá mạnh khi thăm thấy có thoại tướng tốt:
b) Đây là hành động bất cẩn, làm thân nhân đau lòng, bị nhiều người chỉ trích nặng nề. [Dúng]
c) Nếu chưa được vãng sanh sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sự chuyển hóa của tâm thức. [Dúng]
d) Tổng quát, thăm thân tướng nên sau 12 giờ, thăm nhẹ nhàng, không được lay động mạnh. [Dúng]
16. Cần chú ý khi khai thị hướng dẫn người bệnh:
b) Sự khai thị hướng dẫn chỉ dành riêng cho chư vị Tăng-Ni, mới đúng pháp. [Sai]
c) Chư vị Tăng-Ni nào nắm vững pháp hộ niệm thì rất hợp để giữ phần khai thị, chứ không phải là sự dành riêng. [Dúng]
d) Thực tế Tăng-Ni thường không đủ nhân lực và thời gian để đảm trách hết các ca hộ niệm, nên các vị T/P BHN, hoặc người đã được giao phó trước thường phải giữ việc khai thị hướng dẫn. [Dúng]
e) Chủ yếu là người biết pháp hộ niệm, có kinh nghiệm thì khai thị hướng dẫn mới tốt. [Dúng]
f) Khai thị chủ yếu khai mở được những đạo lý cao siêu giúp người bệnh dễ giác ngộ. [Sai]
g) Khai thị chủ yếu là tìm cách hóa giải thẳng vào những sự vướng mắc của người bệnh. [Dúng]
h) Khả năng lý luận sắc bén, lý đạo vững vàng là điểm quan trọng để khai thị. [Sai]
i) Khai thị vòng vo, lý lẽ dài dòng thường không có tác dụng tốt vì người bệnh không còn sức để tiếp nhận. [Dúng]
j) Cung cách khai thị không nên quá trang nghiêm nhằm giúp cho tinh thần người bệnh bớt căng thẳng. [Dúng]
k) Khai thị thường dưới hình thức một buổi tâm tình, chia sẻ, an ủi, khuyến tấn, nhắc nhở lẫn nhau. [Dúng]
l) Khai thị nên giảng chung chung là điều tốt vì tránh cho người bệnh những sự phiền não vô ích. [Sai]
m) Khai thị nhắm thẳng đến sự vướng mắc của từng người, chứ không phải giảng chung chung. [Dúng]
n) Người khai thị cần phải tỏ ra hiểu đạo, vững lý là yếu tố quan trọng để giúp người bệnh tin tưởng. [Sai]
o) Khai thị hướng dẫn cần đến lòng chân thành, tín cẩn, từ bi hơn là khả năng lý luận. [Dúng]
p) Khai thị cần đến Tín-Nguyện-Hạnh của người hộ niệm hơn là khả năng thuyết giảng. [Dúng]
q) Khai thị là khai mở “Tri Kiến Phật”, chỉ bày “Tri Kiến Phật” cho người bệnh hiểu thấu. [Sai]
r) Khai thị không phải chỉ có lời nói, mà còn cử chỉ, tư cách, tâm lý… [Dúng]
s) Khai thị luôn luôn phải có giọng điệu vững vàng, mạnh mẽ để phá tan nghiệp chướng, hóa giải nạn oán thân trái chủ. [Sai]
t) Khai thị cần biết kết hợp yếu tố tâm lý, phương tiện khéo léo. Nói rõ hơn, có lúc cần mềm mỏng, có lúc cần mạnh mẽ… tùy theo từng trường hợp mà uyển chuyển cho thích hợp. [Dúng]
17. Vấn đề điều giải oán thân trái chủ:
b) Người có năng lực đặc biệt mới điều giải được nạn oán thân trái chủ. [Sai]
c) Điều giải oán thân trái chủ là dùng lòng chân thành để hòa giải chứ không phải dùng năng lực gì đặc biệt để đấu tranh. [Dúng]
d) Nhưng dù sao có một năng lực mạnh vẫn là điều quan trọng để trấn áp oán thân trái chủ khi cần. [Sai]
e) Phải mở lòng từ bi khuyên giải, tuyệt đối không có một ý niệm trấn áp để tránh gây oán thù với pháp giới chúng sanh. [Dúng]
f) Oán thân trái chủ là loài ma quỷ, không đáng phải kính trọng.. [Sai]
g) Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Phải cung kính, thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của chúng sanh mà tìm cách cứu họ. [Dúng]
h) Hộ niệm là chú tâm cứu người bệnh, không thể nhân nhượng oán thân trái chủ được. [Sai]
i) Pháp Phật bình đẳng. Hãy chân thành khuyên họ buông bỏ oán thù, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ, chấm dứt khổ đau. [Dúng]
j) Sẵn sàng điều giải, nhưng nếu không được thì mới dùng đến áp lực buộc họ phải quy hàng. [Sai]
k) Điều giải cần đến lòng từ bi và sự kiên nhẫn, tất cả đều có nhân duyên quả báo, không nên đấu tranh hay áp bức chúng sanh. [Dúng]
l) Mỗi lần hồi hướng công đức đều nên hồi hướng cho oán thân trái chủ để hóa giải oán thù mới tốt. [Dúng]
18. Vấn đề dùng áp lực để giải quyết nạn oán thân trái chủ:
b) Làm cho sự oán thù càng thêm hung hãn, rất khó hóa giải. [Dúng]
c) Đây là hành động không đúng chánh pháp của Phật, cần phải tránh. [Dúng]
d) Xử sự không kiên nhẫn, không bình đẳng là tự gây nên rắc rối cho chính mình sau này. [Dúng]
19. Vấn đề hộ niệm và bệnh truyền nhiễm:
b) Nếu đã có lệnh cấm tiếp cận người bệnh, thì người hộ niệm phải chấp hành lệnh cấm, không được khinh suất phá luật. [Dúng]
c) Gặp một người bị bệnh truyền nhiễm, cần nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ rồi tùy cơ hộ niệm. [Dúng]
d) Đã phát tâm làm đạo cứu người thì cứ tự nhiên hộ niệm, không cần lo ngại gì cả. [Sai]
e) Nếu BHN hành sự thiếu quy tắc có thể vi phạm pháp luật, gây xáo trộn trật tự xã hội, và bị đánh giá cực đoan. [Dúng]
20. Vấn đề thiết lập bàn thờ Phật trang nghiêm để hộ niệm:
b) Pháp hộ niệm không bắt buộc phải lập bàn thờ trang nghiêm, mà cần hoàn cảnh tự nhiên, thân thiện để giúp cho tinh thần người bệnh được thoải mái, bớt căng thẳng, bớt lo ngại về những tình huống bất kính (như khi tiểu tiện…). [Dúng]
c) Cần treo một mẫu hình A-Di-Đà Phật ở nơi nào mà người bệnh dễ nhìn thấy thì rất cần thiết, không thể thiếu. [Dúng]
d) Nếu muốn lập bàn thờ thì nên đơn giản, chỉ dùng làm nơi cho gia đình lạy Phật cầu gia trì là đủ. [Dúng]
21. Vấn đề đèn, nhang, hoa, quả... trong buổi hộ niệm:
b) Không bắt buộc phải có lễ vật, vì buổi hộ niệm nặng về sự hướng dẫn người bệnh niệm Phật, chứ không phải là một pháp đàn. [Dúng]
c) Có thể đốt nhang, trầm để không khí được thanh sạch, dễ chịu chứ không phải là lễ dâng hương. [Dúng]
d) Có thể có hoa, quả, nhang, đèn… nhưng không nên quá chú trọng việc này mà gây tốn kém tiền bạc của gia chủ. [Dúng]
22. Vấn đề quyên góp tịnh tài để giúp đỡ cho gia đình người bệnh:
b) BHN không được tạo ra lệ quyên góp tiền bạc. Nếu ai muốn bố thí cúng dường thì đây là sự phát tâm riêng, cá nhân nên tự làm lấy. [Dúng]
c) BHN không được vận động tiền bạc dưới bất cứ hình thức gì, chỉ nên chuyên chí vào mục đích cao quí là hộ niệm vãng sanh mới tốt. [Dúng]
d) Người hộ niệm phải cẩn thận ngăn ngừa mọi phát sinh tiêu cực liên quan đến tiền bạc, dẫn đến sự sai lệch về sau, làm mất niềm tin của đại chúng. [Dúng]
23. Vấn đề: Hộ Niệm - Quốc Gia - Tôn Giáo.
b) Phải tuân thủ luật lệ quốc gia. BHN làm đúng chánh pháp tạo sự lợi lạc cho đại chúng thì sẽ được luật lệ quốc gia bảo vệ. [Dúng]
c) Hộ niệm vãng sanh là một phần của sinh hoạt Phật giáo, BHN không được có ý niệm độc lập với giáo hội. [Dúng]
d) Các BHN cần giữ mối liên hệ tốt với các tự viện, chùa chiền, tôn trọng chư Tăng-Ni để sự hộ niệm được thuận duyên. [Dúng]
e) Những nơi không tu theo Tịnh-Độ thì không niệm Phật cầu vãng sanh, người hộ niệm phải tôn trọng tất cả pháp môn của Phật. [Dúng]
f) Hộ niệm phải thuận duyên, cần uyển chuyển để có nhiều cơ hội cứu người vãng sanh. Đây là tâm nguyện của người hộ niệm. [Dúng]
24. Vấn đề sơ ý thêm bớt vào pháp hộ niệm:
b) Nếu người hộ niệm tự ý thêm bớt thì pháp hộ niệm dần dần sẽ bị sai lệch, sau này không còn ai tin tưởng vào pháp hộ niệm nữa. [Dúng]
c) Mỗi người tự ý thêm một chút, chánh pháp mau chóng biến thành tà pháp. [Dúng]
d) Chư Tổ thường nghiêm khắc ngăn cấm việc tự ý thêm bớt vào pháp Phật. [Dúng]
e) Xen tạp là đại tối kỵ của pháp niệm Phật vãng sanh, người hộ niệm không được nghĩ sao làm vậy. [Dúng]
f) Làm việc gì đều phải nghĩ đến vấn đề Nhân-Quả, người hộ niệm phải chú ý làm như lý như pháp, không được tự ý thêm bớt. [Dúng]
25. Vấn đề nghi thức hộ niệm:
b) Pháp hộ niệm hoàn toàn không có quy định về hướng nằm của người bệnh. [Dúng]
c) Phải sắp xếp người bệnh nằm theo thế “Kiết Tường”, nghĩa là nằm nghiêng về bên phải thì mới dễ được vãng sanh. [Sai]
d) Cần để người bệnh tự do nằm theo cách nào mà họ cảm thấy thoải mái nhất mới tốt. [Dúng]
e) Cần phải có nghi thức khai lễ, dâng hương, phục nguyện… trang nghiêm trước một buổi hộ niệm mới tốt. [Sai]
f) Buổi hộ niệm nặng về khai thị giải tỏa vướng mắc của người bệnh, hướng dẫn họ thực hiện đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh, chứ không phải là một lễ đàn hay một thời khóa công phu nên không cần đến nghi thức khai lễ. [Dúng]
g) Cần phải niệm 108 danh hiệu Phật hoặc xướng tán trang nghiêm trước một ca hộ niệm. [Sai]
h) A-Di-Đà Phật là danh hiệu chung của ba đời mười phương tất cả chư Phật, thành tâm niệm A-Di-Đà Phật là niệm đầy đủ tất cả chư Phật. [Dúng]
i) Khởi đầu một buổi hộ niệm, có thể xá Phật 3 xá rồi đọc câu: “Nam Mô Tây Phương Cực-Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A-Di-Đà Phật” và bắt đầu niệm Phật là được. [Dúng]
j) Gặp trường hợp khẩn cấp, như người bệnh đang hấp hối, hãy bắt ngay câu Thánh hiệu “A-Di-Đà Phật” để trợ lực liền mới tốt. [Dúng]
k) Hộ niệm cần tụng thêm nhiều kinh và chú để cầu giải nghiệp. [Sai]Nếu người bệnh còn có ý niệm cầu giải nghiệp, cầu hết bệnh thì sẽ mất vãng sanh. [Dúng]
l) Hộ niệm rất cần tụng thêm nhiều kinh và chú của Phật mới được vãng sanh. [Sai]
m) Cần tránh xen tạp. Hộ niệm vãng sanh không cần tụng kinh, chú. Chỉ niệm “A-Di-Đà Phật” trợ niệm là đầy đủ và tốt nhất. [Dúng]
26. Những điều xen tạp bất cẩn!
b) Đụng chạm vào thân xác quá sớm là điều tối kỵ, làm cho người chết đau đớn sanh tâm sân nộ mà bị đọa lạc. [Dúng]
c) Pháp hộ niệm vãng sanh của Tịnh-Độ tông tuyệt đối không cho phép bấm huyệt vào thân xác người chết. [Dúng]
d) T/P BHN có thể dùng năng lực của mình đẩy hơi nóng lên cao giúp thần thức được chuyển hóa tốt hơn. [Sai]
e) Cả BHN hợp lại cùng nhau dồn hết năng lực mới đẩy được hơi ấm từ dưới chuyển lên cao hầu giúp sự chuyển hóa tốt. [Sai]
f) Dùng năng lực hoặc khí công đẩy hơi nóng lên hoàn toàn không đúng với pháp hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
g) Những điều kinh Phật không nói đến, chư Tổ không cho phép thì ta không được quyền áp dụng mới đúng chánh pháp. [Dúng]
h) Có thể dùng pháp “Tam Thời Hệ Niệm” để hộ niệm. [Sai]
i) Pháp “Tam Thời Hệ Niệm” có thể dùng để siêu độ vong nhân chứ không thể dùng để hộ niệm. [Dúng]
j) Chuyên niệm Phật không đủ mạnh, cần nhờ đến các pháp khác hỗ trợ mới được vãng sanh. [Sai]
k) Nhất tâm niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật tiễn người vãng sanh là chánh pháp, không cần vay mượn bất cứ một pháp nào khác. [Dúng]
l) Nếu người bệnh không muốn vãng sanh thì người hộ niệm khôn khéo uyển chuyển khai thị khuyên họ niệm Phật sẽ được hết bệnh. [Sai]
m) Nếu người bệnh không muốn vãng sanh thì tốt nhất người hộ niệm đình chỉ việc hộ niệm. [Dúng]
27. Vấn đề dị đoan mê tín – Tập tục sai lầm:n!
b) Nhét gạo vào miệng, đặt tiền vào tay… để người chết khỏi bị đói khát. [Sai]
c) Chôn cất xong sau 3 ngày cần phải làm lễ “Mở Mả” để cho linh hồn người chết thoát ra đi đầu thai. [Sai]
d) Bắt con gà cột tại ngôi mộ để thế thân cho người chết, thì người chết mới được thoát nạn. [Sai]
e) Thế gian có nhiều tập tục sai lầm, người tu hành chánh pháp của Phật không được làm theo. [Dúng]
f) Người chết vào ngày “Trùng” linh hồn họ sẽ về bắt con cháu chết theo. [Sai]
g) Người có tâm bất chánh thường đem những chuyện dị đoan mê tín ra hăm dọa để lường gạt đại chúng. [Dúng]
h) Chọn ngày giờ chôn cất cẩn thận thì người chết mới được siêu sanh. [Sai]
i) Tu hành niệm Phật cầu vãng sanh mới có thể được siêu sanh, còn chuyện coi ngày giờ chỉ là tập tục của thế gian. [Dúng]
j) Cha mẹ chết con cháu phải giết súc vật thết đãi thì vừa trả được chữ hiếu vừa trả trọn chuyện nhơn nghĩa thế gian. [Sai]
k) Người giết hại sinh vật mang tội sát sanh, còn làm cho người chết nghiệp càng thêm nặng. [Dúng]
28. Vấn đề ma chướng!
b) Người chân chính hộ niệm là người chí thành niệm Phật sẽ được Phật lực gia trì, được Hộ Pháp bảo vệ, nên không thể bị ma chướng. [Dúng]
c) Người có ý niệm thượng mạn thì tu bất cứ pháp môn nào cũng dễ bị ma chướng quấy nhiễu. [Dúng]
d) Người tu hành mà ham thích thần thông, muốn có những năng lực đặc biệt, v.v… thì rất dễ bị ma chướng ám hại là chuyện thường tình. [Dúng]
e) Khởi tâm tham cầu chứng đắc, rất dễ bị oan gia trái chủ nương theo tâm vọng đó mà cài bẫy để hãm hại. [Dúng]
f) Nạn ma chướng hầu hết đều từ cái tâm vọng động mà chiêu cảm lấy. [Dúng]
g) Người hộ niệm nên cầu các vị Thần Linh nhập thân để khai thị. [Sai]
h) Người liên hệ bất cẩn với chúng sanh vô hình, hoặc lạm dụng Quỷ Thần một cách bất chánh thường cuối cùng có hậu quả không tốt. [Dúng]
i) Văn minh khoa học càng tiến bộ, căn tánh con người càng cao, trí huệ càng dễ dàng khai mở. [Dúng]
j) Cha mẹ chết con cháu phải giết súc vật thết đãi thì vừa trả được chữ hiếu vừa trả trọn chuyện nhơn nghĩa thế gian. [Sai]
k) Văn minh khoa học càng tiến bộ, kiến thức thế gian càng mạnh, thì hướng giải thoát tâm linh càng bị đóng kín. [Dúng]
l) Kỹ thuật vật chất càng mạnh, thiện căn càng yếu, con người càng khó tin vào Phật pháp. [Dúng]
m) Thời mạt pháp, càng về sau chánh pháp càng yếu, nghiệp chướng càng nặng, chúng sanh càng dễ bị đọa lạc. [Dúng]
n) Thời mạt pháp, càng về sau căn tánh càng yếu, vọng tưởng càng nhiều, ma chướng càng nặng. [Dúng]
o) Tu hành trong thời mạt pháp mà thấy mình dễ dàng chứng đắc, thì coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma. [Dúng]
p) Tu hành mà tự thấy mình có năng lực đặc biệt hơn người, thì coi chừng chỉ là vọng tưởng. [Dúng]
q) Người chơn tu dù có chứng đắc cũng không bao giờ khoe ra.. [Dúng]
r) Người tự khoe rằng mình đã chứng đắc thì không thể là thực chứng được. [Dúng]
29. Muốn tránh ma chướng, người tu hành cần phải làm gì?
b) Phải tự thấy mình còn là phàm phu, phải giữ tâm hiền hòa, khiêm cung, thành tâm niệm Phật mới an toàn. [Dúng]
c) Thấy điều gì lạ lạ không được hiếu kỳ, chớ vội chạy theo thì mới an toàn. [Dúng]
d) Không được đam mê thần thông, đừng vọng cầu chứng đắc, đừng ham thích những thứ công năng đặc dị thì mới an toàn. [Dúng]
e) Khởi tâm tham cầu chứng đắc, rất dễ bị oan gia trái chủ nương theo tâm vọng đó mà cài bẫy để hãm hại. [Dúng]
f) Không phụng sự “Quỉ Thần Đạo”, không dùng bùa ngải, đồng bóng… thì tránh rất nhiều ma chướng. [Dúng]
30. Sự tương quan giữa Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp?
b) Thời ký chánh pháp là 1.000 năm sau khi Phật nhập diệt, tượng pháp là 1.000 năm thứ hai, mạt pháp là sau 2.000 năm. Hiện nay đã lún sâu hơn 500 năm vào thời kỳ mạt pháp. [Dúng]
c) Phật dạy, chánh pháp tu hành thành tựu rất dễ, tượng pháp có thể tu Thiền định, mạt pháp chỉ còn Niệm Phật cầu vãng sanh mới có thể thành tựu. [Dúng]
31. Pháp hộ niệm có thể bị mạt pháp không?
b) Dễ dàng bị mạt pháp nếu pháp hộ niệm không được bảo vệ đúng mức. [Dúng]
c) Dễ dàng bị mạt pháp nếu các BHN không được đào luyện kỹ. [Dúng]
d) Cần khuyến cáo các BHN khắp nơi phải y giáo phụng hành để thực hiện như lý như pháp, gìn giữ pháp hộ niệm đúng chánh pháp. [Dúng]
32. Vì sao pháp hộ niệm vãng sanh trở thành “Đại Cứu Tinh” cho con người trong thời mạt pháp này?
b) Vì người nào được hộ niệm thì cũng được vãng sanh, thật bất khả tư nghì. [Sai]
c) Vì có pháp hộ niệm rồi, thì chúng ta không cần tu hành nữa cũng được vãng sanh. [Sai]
d) Biết pháp hộ niệm thì con người tránh được rất nhiều sự sai lầm gây đọa lạc cho nhau. [Dúng]
e) Có pháp hộ niệm rồi thì Phật tử tu hành có thể giải đãi một chút cũng được. [Sai]
f) Người biết pháp hộ niệm rồi thì tu hành tinh tấn hơn, vững vàng hơn, có chủ định rõ ràng hơn. [Dúng]
g) Biết pháp hộ niệm thì biết cách tu tập cụ thể, thiết thực, nhờ đó dễ được thành tựu. [Dúng]
h) Không biết pháp hộ niệm thường vướng phải nhiều sơ suất, tự mình đi vào đường cùng khổ nạn. [Dúng]
i) Biết pháp hộ niệm thì tự biết hóa gỡ trước những vướng mắc, khi ra đi dễ được thoát nạn. [Dúng]
j) Biết pháp hộ niệm thì lúc lâm chung tránh được rất nhiều cạm bẫy nguy hại đang bủa vây chung quanh. [Dúng]
k) Biết pháp hộ niệm thì biết rõ cách an toàn đi thẳng về TPCL thành đạo. [Dúng]
l) Biết pháp hộ niệm thì biết cách giúp cho người khác được vãng sanh. [Dúng]
m) Thực hiện pháp hộ niệm rồi ta mới thấy rõ sự vãng sanh về TPCL là một sự thực rất cụ thể. [Dúng]
n) Biết pháp hộ niệm mới thấy định luật nhân-quả của nhà Phật vừa tế vi vừa cụ thể. [Dúng]
o) Biết pháp hộ niệm rồi có thể thay đổi được định luật nhân-quả. [Sai]
p) Biết pháp hộ niệm rồi, mỗi người có thể chủ động thực hiện định luật nhân-quả một cách chính xác để vãng sanh thành đạo. [Dúng]
33. Vấn đề không tin tưởng vào sự vãng sanh TPCL?
b) Người không tin do thiện căn còn quá yếu, cần phải tu tích thêm thiện căn nữa mới được. [Dúng]
c) Người có nghiệp chướng quá nặng ngăn che niềm tin, làm mất cơ hội giải thoát. [Dúng]
d) Người chưa có duyên lành thấy được người vãng sanh nên chưa khởi phát được niềm tin. [Dúng]
34. Muốn được vãng sanh, chúng ta cần làm gì?
b) Nghiên cứu thật kỹ pháp hộ niệm để ứng dụng cho mình cho người. [Dúng]
c) Phổ biến, giao lưu pháp hộ niệm rộng khắp để cứu người vãng sanh. [Dúng]
d) Phát tâm hộ niệm cho người có duyên. [Dúng]
e) Hướng dẫn người thân bạn bè nắm vững pháp hộ niệm, sẽ được lợi người lợi ta. [Dúng]
Chương 8:
1. Phật dạy, thời mạt pháp việc tu hành rất khó, chúng sanh có tu nhưng được thành tựu thì quá hiếm hoi, tại sao?
b) Vì nghiệp chướng quá nặng, dù tu hành đúng chánh pháp cũng khó vượt qua ách nạn của nghiệp chướng, nên sau cùng phải theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
c) Vì chúng sanh hầu hết thuộc hàng hạ căn, tâm ý mê mờ, khó có thể khai mở trí huệ để tự lực tu chứng. [Dúng]
d) Phật dạy thời mạt pháp niệm Phật mới có thể thành tựu, nhưng chính ta dù có niệm Phật thì đến lúc lâm chung cũng không phải dễ dàng tự giữ được chánh niệm để vãng sanh. [Dúng]
e) Hàng hạ căn khi lâm chung nghiệp chướng báo hại, bệnh khổ hành hạ, gia sự rối ren… vì vướng mắc đủ điều nên không dễ được vãng sanh. [Dúng]
f) Oán thân trái chủ quá nhiều, cạm bẫy giăng giăng, vì không rõ ách nạn này mà hầu hết người tu hành sau cùng vẫn bị vướng nạn. [Dúng]
g) Bình thời lý luận cao xa, tới lúc lâm chung tất cả đều biến thành mây khói, các căn tán hoại, thần thức điên đảo, tâm trí mê loạn đành theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
h) Chính vì thời mạt pháp tu hành rất khó thành tựu, nên pháp hộ niệm thực sự vô cùng khẩn yếu. Thiếu hộ niệm thì sự thành tựu thật sự sẽ rất hiếm hoi. [Dúng]
2. Sự quan trọng của pháp hộ niệm vãng sanh:
3. Sự thành tựu của pháp hộ niệm vãng sanh:
b) Không hộ niệm thì chắc chắn không được vãng sanh. [Sai]
c) Nhiều trường hợp được hộ niệm đã giúp người ra đi để lại thoại tướng tốt đẹp bất khả tư nghì, nhiều hiện tượng vãng sanh rất vi diệu. [Dúng]
d) Người học đạo xưa nay vẫn có rất nhiều, nhưng vì thiếu sự hộ niệm mà hiếm khi thấy được hiện tượng vãng sanh. [Dúng]
e) Vãng sanh là điều rất bình thường. Người chân chánh tu hành theo Phật Giáo đều được vãng sanh. [Sai]
4. Vấn đề chung của việc học Phật trong thời này:
b) Có nơi thực hành đúng chánh pháp, vẫn có nhiều nơi vướng phải nhiều điều sai lạc trong việc tu hành. [Dúng]
c) Đại chúng học Phật khắp nơi đều được hướng dẫn tu hành rất đúng chánh pháp. [Sai]
d) Nhiều nơi giảng giải đúng theo chánh pháp của Phật, nhiều nơi chỉ làm theo tập tục thế gian, nhiều nơi hướng dẫn sai pháp Phật. [Dúng]
e) Nhiều người học Phật ngày nay tâm ý mông lung vô định, không hiểu mục đích chính của sự tu hành là gì. [Dúng]
f) Trong thời này tu hành đạt được sự thành tựu quá hiếm hoi, khiến cho mục đích giải thoát của Phật Giáo trở thành mờ nhạt. [Dúng]
g) Phật pháp quá vi diệu, nhưng người tu hành còn nhiều sơ suất nên sự thành tựu trở nên hiếm hoi. [Dúng]
h) Thời này người tu hành được thành tựu quá hiếm hoi! Khi ứng dụng pháp hộ niệm mới thấy nhiều hiện tượng vãng sanh vi diệu. Thật sự quí hóa vô cùng. [Dúng]
i) Nhiều người định nghĩa rằng làm việc thiện lành chính là tu hành. [Sai]
j) Làm việc thiện chỉ là điều căn bản chứ không phải là mục đích tối hậu của người tu học Phật. [Dúng]
k) Chỉ làm thiện lành là hoạt động của một hội đoàn từ thiện xã hội, thuộc về pháp thế gian chứ không phải là pháp tu xuất thế gian. [Dúng]
l) Nếu không được hướng dẫn pháp tu khế hợp căn tánh, thì đại chúng dễ sanh vọng tưởng, rất dễ lạc đường. [Dúng]
m) Pháp hộ niệm thực sự khế hợp với căn cơ chúng sanh trong thời này, nhờ thế đã giúp rất nhiều người được thành tựu bất khả tư nghì. [Dúng]
5. Tu hành cần phải “Khế Lý Khế Cơ”, có nghĩa là gì?
b) Khế Cơ là hợp với Sự đạo, tức là tuyển trạch các pháp môn tu tập thích hợp với căn cơ của mình mới có thể thành tựu. [Dúng]
c) Nếu chỉ căn cứ vào kinh mà quên vấn đề khế hợp căn cơ, thì rất dễ đi đến trạng huống vọng tưởng, không thể được thành tựu. [Dúng]
d) Pháp của Phật đều là chánh pháp và bình đẳng, ta không được quyền phân biệt hay chọn lựa.. [Sai]
e) Khế Lý là tu đúng theo pháp của Phật, Khế Cơ là sự thực hành hợp với trình độ hoặc khả năng của chính mình. [Dúng]
f) Những người thích chạy theo lý đạo xa vời, không để ý đến vấn đề phù hợp với căn cơ của mình sau cùng đều bị thất bại. [Dúng]
g) Tất cả các pháp đã được nói trong kinh Phật là khế lý, là chánh pháp. [Dúng]
h) Tất cả các pháp đã được nói trong kinh Phật đều là chánh pháp thì ta thực hành pháp nào cũng dễ dàng được thành tựu. [Sai]
i) Các pháp Phật dạy trong kinh không sai với lý đạo, nhưng nếu căn cơ không thích hợp mà ứng dụng vào thì có thể sai. [Dúng]
j) Sự hành trì phải cụ thể, ứng dụng pháp Phật phù hợp với căn tánh của chính ta thì mới được thành tựu. [Dúng]
k) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu cả. [Dúng]
l) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu và đều thích hợp với tất cả mọi người. [Sai]
m) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu, nhưng mỗi pháp đều có đối tượng ứng trị riêng. [Dúng]
n) Tất cả pháp môn tu của Phật dạy đều vi diệu, bình đẳng và đều nhằm để cứu độ chúng sanh. [Dúng]
o) Tất cả pháp môn của Phật đều vi diệu, pháp môn nào cũng có thể giúp chúng ta dễ dàng thành tựu. [Sai]
p) Trong nhiều kinh Phật dạy phải tuyển trạch pháp môn tu cho hợp căn tánh mới thành tựu được. [Dúng]
q) Phật là Tâm, Tâm là Phật. Người tu hành mà sáng Tâm thấy Tánh, thấy Tánh thì thành Phật. [Dúng]
r) Phật là Tâm, Tâm là Phật, hàng phàm phu cũng có tâm Phật, vậy thì phàm phu tự lực tu chứng cũng dễ dàng như chư Bồ-Tát. [Sai]
s) Phật là Tâm, Tâm là Phật, nhưng hàng phàm phu không thể dễ dàng tự tu chứng đắc cảnh giới mong muốn được. [Dúng]
t) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì Ta-Bà này cũng là cõi Tịnh-Độ. [Sai]
u) Chỉ khi nào thành Phật rồi, luôn luôn sống trong cảnh giới của Chơn Tâm Tịch Tịnh thì ở đâu cũng là Tịnh-Độ. [Dúng]
v) Hàng phàm phu còn kẹt lại đây thì chắc chắn còn chịu cảnh uế độ, bị nạn sanh tử luân hồi, khổ đau vô lượng kiếp. [Dúng]
w) Chư Phật Bồ-Tát thì thấy phiền não là bồ-đề, sanh tử là niết-bàn. [Dúng]
x) Hàng phàm phu thì phiền não là phiền não, sanh tử là sanh tử. Chớ nên vọng tưởng mà càng thêm lầm lạc. [Dúng]
y) Hàng phàm phu không được thượng mạn cho rằng mình đã khai mở trí huệ thì đường tu hành mới an toàn.. [Dúng]
z) Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy rằng, thời mạt pháp người nào tự xưng đã chứng đắc nhất định không thể thoát khỏi bàn tay của năm thứ “Ấm Ma”. [Dúng]
aa) Phải biết mình còn là phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng nên cẩn phải khiêm cung tu hành mới có cơ hội giải thoát. [Dúng]
bb) Kinh A-Di-Đà Phật dạy niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, tự tại vãng sanh là đúng lý đạo, chánh niệm vãng sanh. [Dúng]
cc) Ứng dụng kinh A-Di-Đà, thì người nào niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày cũng được nhất tâm bất loạn, chánh niệm vãng sanh. [Sai]
dd) Khế cơ tức là nói về sự tu tập cụ thể, thì hộ niệm thật sự rất hợp căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp này. [Dúng]
ee) Hàng phàm phu tội chướng quá nặng, không thể tự giữ chánh niệm, nên rất cần người hộ niệm trợ duyên mới có thể được vãng sanh. [Dúng]
ff) Chí thành chí kính nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật thương xót nhiếp thọ là hợp căn cơ chúng sanh trong thời mạt pháp này. [Dúng]
gg) Hướng dẫn đại chúng niệm Phật mà không chú trọng đến pháp hộ niệm thì sự hướng dẫn có thể Khế Lý, nhưng thiếu phần Khế Cơ. [Dúng]
hh) Nhất tâm bất loạn là Lý của pháp niệm Phật, còn thực hiện pháp Hộ Niệm là Sự tu căn bản, cụ thể giúp người niệm Phật được vãng sanh vững vàng. [Dúng]
6. Vấn đề chư Phật Bồ-Tát thị hiện:
b) Lợi dụng sự mê mờ của đại chúng, nhiều người đã lạm xưng Phật Bồ-Tát để lôi kéo tín đồ, dùng pháp bất chánh để lường gạt chúng sanh. [Dúng]
c) Thời này người nào tự xưng là Phật Bồ-Tát, đã chứng đắc rồi, thì ta phải cẩn thận, chớ vội vàng tin tưởng. [Dúng]
d) Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng. Vì năng lực Phật yếu hơn ma nên Phật không dám lộ thân phận. [Sai]
e) Chư Phật Bồ-Tát vì thương xót chúng sanh trong thời mạt pháp tâm cơ yếu đuối mê muội nên không bao giờ để lộ danh phận. [Dúng]
f) Nếu Phật Bồ-Tát lộ ra danh phận, thì hàng tà đạo ùn ùn tự xưng là Phật Bồ-Tát, đại chúng không cách nào phân biệt được chánh tà. [Dúng]
g) Nếu Phật dùng thần thông thì hàng ngoại đạo được dịp thi thố pháp thuật, xã hội sẽ hỗn loạn trong vòng đấu tranh tạo nghiệp. [Dúng]
h) Nếu xã hội chìm trong cảnh hỏa mù của pháp thuật, thì chúng sanh mịt mù hỗn loạn hoặc ham thích những sự hão huyền mà bị đoạn mất phần giải thoát. [Dúng]
i) Phật Bồ-Tát không chịu đề lộ danh phận. Vậy nếu ai xưng danh này nọ thì tự họ để lộ tẩy!… [Dúng]
j) Hàng ngoại đạo không đủ năng lực thuyết lên chánh pháp nên thường dựng lên những trò hão huyền để lường gạt chúng sanh. [Dúng]
k) Phật Bồ-Tát có thị hiện để cứu độ chúng sanh, nhưng khi lộ tông tích thì các Ngài thị tịch ngay. [Dúng]
l) Người hành tà đạo, nếu không chịu hồi đầu sám hối thì một ngày nào đó chắc chắn chư Phật Bồ-Tát sẽ ra tay trừng trị thích đáng. [Sai]
m) Phật Bồ-Tát chỉ quyết lòng nói lên chánh pháp, cảnh tỉnh chúng sanh theo đường chánh đạo để giải thoát, chứ không bao giờ đấu tranh với ngoại đạo. [Dúng]
n) Vấn đề nhân quả tự mỗi người phải chịu trách nhiệm lấy, nếu tu hành sai trái thì tự rước lấy khổ nạn vậy. [Dúng]
o) Bày vẽ những pháp tà vạy, đánh lạc hướng giải thoát của chúng sanh thì tự chuốc họa vào thân. Đó là vấn đề nhân quả, tự làm tự chịu. [Dúng]
7. Vấn đề: “Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”:
b) Giảng kinh thuyết đạo mà tự mình nghĩ sao nói vậy, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
c) Người tu học Phật bắt buộc phải nghiên cứu tất cả mọi kinh điển của Phật mới được. [Sai]
d) Tu hành pháp môn nào phải nghiên cứu tường tận pháp môn đó và làm đúng tông chỉ của pháp môn, không được tự ý thêm bớt thì đúng chánh pháp. [Dúng]
e) Phải tu tập tất cả mọi pháp môn, không được sót một pháp môn nào, thì mới thực hiện đúng nghĩa câu: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. [Sai]
f) Tuyển chọn một pháp môn thích ứng với căn cơ của mình và huân tu lâu dài để thâm nhập vào kinh tạng là đúng chánh pháp. [Dúng]
g) Kinh Đại Tập Phật dạy rằng, thời Chánh Pháp gìn giữ Giới Luật có thể thành tựu, thời Tượng Pháp tọa Thiền có thể thành tựu, thời Mạt Pháp chỉ có niệm Phật mới có thể thành tựu. Vậy chúng ta chuyên lòng niệm Phật cầu vãng sanh là tu đúng lời Phật dạy. [Dúng]
h) Học Phật mà tự mình lập ra học thuyết riêng rồi đi truyền bá cho đại chúng, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
i) Nhiều người ưa lý luận xa vời, thích dựa vào kiến giải thế gian mà luận giảng lời Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
j) Người nào chỉ dựa vào khoa học hạn hẹp vô thường mà lý giải lời Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
k) Phật dạy có thế giới TPCL, người học Phật mà nói rằng không có thế giới TPCL, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
l) Dùng tư tưởng cá nhân mà bài bác kinh Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Dúng]
m) Chuyên tu một pháp môn thích hợp căn cơ của mình, là đúng chánh pháp. [Dúng]
n) Chuyên tu tập một pháp môn thích hợp căn cơ của mình, có quyền coi thường các pháp môn khác. [Sai]
o) Phật dạy: “Tự Tánh Di-Đà” thì A-Di-Đà Phật chính là Chơn Tâm của ta. [Dúng]
p) Phật dạy: “Tự Tánh Di-Đà” thì A-Di-Đà Phật chính là Chơn Tâm của ta chứ không có Phật A-Di-Đà trên cõi TPCL.. [Sai] (chấp Tự, bỏ Tha)
q) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì tâm tịnh cõi nước sẽ tịnh, nghĩa là cõi Tịnh-Độ thể hiện ngay trong tâm. [Dúng]
r) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì cõi Tịnh-Độ ở tại tâm này, chứ không có cõi Tây Phương Tịnh Độ nào cả. [Sai] (chấp Lý, bỏ Sự)
s) Khi hộ niệm muốn tránh nạn: “Ly kinh một chữ thành lời của ma” thì phải y giáo phụng hành, không được tự ý thêm bớt vào pháp hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
8. Vấn đề: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan”:
b) Giảng kinh mà chỉ dựa vào lý đạo, không để ý đến căn tánh của đại chúng làm cho đại chúng hoang mang, mơ hồ, rối loạn… nên oan cho ba đời chư Phật. [Dúng]
c) Ngài Ấn Quang nói rằng, thuyết kinh giảng đạo mà không hợp với căn tánh của đại chúng thì không lợi lạc gì, mà còn khiến họ thêm vọng tưởng… đây chính là ý nghĩa câu: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan”. [Dúng]
d) Có kinh Phật giảng cho hàng Bồ-Tát tu hành, ta đem giảng dạy cho các bà cụ quê mùa tu tập… là oan cho ba đời chư Phật. [Dúng]
e) Đem những lý đạo cao siêu mà khuyến tấn hàng phàm phu thực hiện là oan cho ba đời chư Phật. [Dúng]
f) Mỗi pháp môn tu có mỗi cách hành trì riêng, đem cách hành trì của pháp môn này mà áp dụng cho pháp môn kia là oan cho ba đời chư Phật. [Dúng]
g) Lấy tông chỉ của pháp tự lực mà ứng dụng cho pháp nhị lực, hoặc ngược lại là oan cho ba đời chư Phật. [Dúng]
h) Khi hộ niệm muốn tránh nạn: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan” thì khai thị hướng dẫn người bệnh phải cụ thể, đúng theo từng chướng nạn của cá nhân. [Dúng]
9. Thời mạt pháp tu hành muốn được an toàn, chúng ta nên:
b) Nên đóng cửa tự tu, xa lìa đồng tu hầu giữ tâm thanh tịnh. [Sai]
c) Đừng nên khởi ý niệm là mình đã đạt được tam muội, được chứng đắc… mới an toàn hơn. [Dúng]
d) Không được hiếu kỳ điều lạ, ham mê thần thông… mới tránh nhiều ma nạn. [Dúng]
e) Cần kết hợp với nhau cùng tu tập hầu trợ giúp nhau mới vững vàng. [Dúng]
f) Niệm Phật là pháp tu thích hợp trong thời này, nhưng rất cần hộ niệm trợ duyên để được thuận lợi vãng sanh. [Dúng]
10. Pháp hộ niệm rất hợp căn cơ chúng sanh trong thời này vì:
b) Người niệm Phật nhưng vì thiếu sự hộ niệm mà cuối cùng hầu hết không thực hiện được mục đích vãng sanh Cực-Lạc. [Dúng]
c) Pháp hộ niệm hướng dẫn thực hiện pháp niệm Phật cụ thể, rõ ràng, chính xác, rất dễ thực hành. [Dúng]
d) Pháp hộ niệm giúp cho người bệnh thực hiện ba điểm Tín-Nguyện-Hạnh một cách cụ thể nên có rất nhiều người nhờ đó mà được vãng sanh. [Dúng]
e) Chứng đắc “Nhất tâm bất loạn”, tự tại vãng sanh thì khế lý, nhưng không hợp căn cơ với đại đa số chúng sanh trong thời này. [Dúng]
f) Chúng sanh thời này nghiệp sâu, trí cạn, dù có tu hành nhưng hầu hết bị lạc đường, vướng nạn… Không hộ niệm khó có người được giải thoát. [Dúng]
g) Chúng sanh thời này nghiệp chướng sâu nặng, đầu óc mê mờ, hãy khuyên giảng chung chung rồi từ từ họ sẽ giác ngộ mà được giải thoát. [Sai]
h) Chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, thì ứng dụng pháp hộ niệm rất hợp và thực tế, tạo cho đại chúng nhiều cơ duyên vãng sanh thành đạo. [Dúng]
i) Chúng sanh dù có nghiệp chướng sâu nặng, nhưng hễ có tu hành thì trước sau gì cũng sẽ thành tựu. [Sai]
j) Người nghiệp nặng hãy ngày đêm quyết tâm niệm Phật, nhờ hộ niệm lúc lâm chung Tín-Nguyện-Hạnh vẫn đầy đủ, thì có thể được đới nghiệp vãng sanh. [Dúng]
k) Người nghiệp chướng đã sâu nặng, mà tâm cứ lo nghĩ về nghiệp chướng, thì Phật Bồ-Tát có xuống thế cũng khó cứu được. [Dúng]
l) Phương pháp hộ niệm là khuyên người bệnh buông tình chấp ra, giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh. [Dúng]
m) Nhờ hộ niệm mà nhiều người đã vượt thoát được ách nạn của nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh TPCL. [Dúng]
n) Dù nạn oán thân trái chủ rất khốc liệt, nhưng thành tâm sám hối thì ai cũng dễ dàng tự hóa giải lấy. [Sai]
o) Muốn hóa giải nạn oán thân trái chủ phải nhờ vào năng lực của các BHN mới được. [Sai]
p) Nhờ thực hành pháp hộ niệm mà nhiều người đã đạt được những năng lực mạnh mẽ có thể chế phục oán thân trái chủ. [Sai]
q) Nạn oán thân trái chủ trong thời này rất khốc liệt, người bệnh cần thành tâm sám hối và nhờ BHN điều giải mà hầu hết đều được giải tỏa. [Dúng]
Chương 9:
1. Tín-Nguyện-Hạnh và Hộ Niệm: Cơ hội vãng sanh:
b) Người tu học Phật thì nhiều nhưng vì không được hộ niệm nên sau cùng gặp quá nhiều chướng ngại mà luống qua một đời tu hành. [Dúng]
c) Pháp hộ niệm rất cần cho tất cả mọi người trong thời mạt pháp này. [Dúng]
d) Người bình thời có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì khi xả bỏ báo thân chắc chắn sẽ được vãng sanh. [Sai]
e) Người nào khi lâm chung thực hiện chính xác tông chỉ Tín-Nguyện-Hạnh thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. [Dúng]
f) Người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì không cần đến hộ niệm nữa. [Sai]
g) Người niệm Phật có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng phải ý thức rằng khi lâm chung có rất nhiều chướng nạn, nên vẫn cần đến hộ niệm mới giữ được chánh niệm để vãng sanh. [Dúng]
h) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, lúc lâm chung chỉ cần mời BHN tới hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
i) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng vì sơ suất vi phạm quy luật hộ niệm cũng đành mất phần vãng sanh. [Dúng]
j) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng có thể vướng bẫy oán thân trái chủ mà mất phần vãng sanh. [Dúng]
k) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng bị nghiệp chướng hành hạ, quên mất niệm Phật mà mất vãng sanh. [Dúng]
l) Chính vì quá nhiều nguyên nhân làm mất vãng sanh, nên việc hộ niệm rất quan trọng, cần nghiên cứu kỹ để thực hành đúng pháp. [Dúng]
m) Người thực hành pháp niệm Phật vẫn cần các pháp khác trợ lực mới có thể vãng sanh được. [Sai]
n) Sự hành trì đa dạng sẽ yếu phần chủ định, sau cùng khó định được vào câu Phật hiệu nên mất vãng sanh. [Dúng]
o) Người phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, nên dù có niệm Phật cũng cần phải trì thêm nhiều chú để phá nghiệp mới được vãng sanh. [Sai]
p) Kinh Lăng-Nghiêm, Bồ-Tát Đại Thế Chí dạy: Thanh tịnh niệm Phật liên tục, không cần vay mượn bất cứ pháp gì khác, thì tâm tự khai mở. [Dúng]
q) Kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy: Chuyên nhất niệm Phật cầu sanh TPCL thì mới được vãng sanh. [Dúng]
r) Người tu hành không có chủ định, gặp đâu tu đó, thì sau cùng tâm trí thường rối bời, khó có thể vượt qua ách nạn của nghiệp chướng. [Dúng]
2. Những điều gia đình bệnh nhân cần chú ý:
b) Phật dạy thời mạt pháp này chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ mới có cơ hội thành tựu đạo quả. Hãy chuyên nhất niệm Phật để đường tu rõ ràng, điểm về cụ thể. [Dúng]
c) Chuyên nhất niệm Phật rồi thì hãy yên chí, khi lâm chung mời một BHN đến hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
d) Chuyên nhất niệm Phật rồi, nhưng phải biết rõ quy luật vãng sanh, được hộ niệm nữa mới vững vàng được. [Dúng]
e) Hãy cẩn thận nhờ nhiều BHN đến cùng lo liệu mới an toàn. [Sai]
f) Cần một BHN để họ theo dõi đầy đủ tiến trình và chủ động sắp xếp việc hộ niệm mới tốt. [Dúng]
g) Ngày đầu tiên gia đình cần tụ họp đông đủ để nghe BHN phổ biến quy lệ hộ niệm, phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các điều quy định này thì sự hộ niệm mới thực hiện tốt. [Dúng]
h) Nếu thấy những quy định hộ niệm có mục nào không thích hợp thì gia đình có quyền đề nghị bỏ qua. [Sai]
i) Vì hoàn cảnh gia đình, nếu thấy những quy định hộ niệm có mục nào quá khó thì nên nêu ra trước để BHN tìm cách uyển chuyển thực hiện. [Dúng]
j) Gia đình cần tin tưởng Phật Pháp, thành khẩn niệm Phật hộ niệm cho người thân thì cơ hội vãng sanh mới được thuận lợi. [Dúng]
k) Nếu có một vài người không tin tưởng thì gia đình phải cam kết rằng những người này không được vi phạm quy tắc trợ niệm. [Dúng]
l) Trong khi đang hộ niệm gia đình không được làm theo tập tục của thế gian, hoặc tự ý xen tạp các hình thức khác. [Dúng]
m) Hộ niệm tại nhà rất tiện. Nếu bệnh tình không chữa trị được nữa, cần sớm xuất viện để lo hộ niệm là tốt nhất. [Dúng]
n) Khuyến khích gia đình ăn chay, nhất là những ngày hộ niệm để tạo phước hồi hướng cho người bệnh. [Dúng]
o) Gia đình không ăn chay được thì có thể dùng “Tam Tịnh Nhục”, nhưng phải kiêng cữ sát sanh kể cả: muỗi, ruồi, kiến, gián, v.v… [Dúng]
p) Tam Tịnh Nhục là món thịt dựa trên ba điều không: không nghe tiếng con vật kêu, không thấy con vật lúc bị giết, không phải vì mình mà con vật bị giết. [Dúng]
q) Tuyệt đối kiêng cữ ăn thứ Ngũ-Tân: Tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu, tỏi tây… [Dúng]
r) Khuyến khích phóng sanh để hồi hướng công đức cho người bệnh. [Dúng]
s) Bắt buộc gia đình phải phóng sanh, không phóng sanh thì không hộ niệm. [Sai]
t) Gia đình không được nói lời bi quan, sầu muộn trước mặt người bệnh. [Dúng]
u) Cần thông báo bà con bạn bè quen thân thường xuyên đến tâm sự, an ủi, vỗ về hầu giúp người bệnh giảm bớt sự căng thăng. [Sai]
v) Giảm chế tối đa vấn đề bà con, thân hữu trực tiếp thăm hỏi người bệnh trong suốt thời gian hộ niệm vì họ không nắm vững quy luật pháp hộ niệm nên dễ phá tan ý nguyện vãng sanh của người bệnh. [Dúng]
w) Khi thấy người thân sắp chết, gia đình than khóc để trút nỗi bi thương và đây là vấn đề tình cảm thiêng liêng không thể cấm được. [Sai]
x) Gia đình nhất định không được than khóc khi người thân lâm chung, người nào cầm lòng không nổi thì tốt nhất phải cách ly trước. [Dúng]
y) Nếu gia đình không chấp nhận điều lệ cấm khóc than, thì BHN nên từ chối hộ niệm, vì có hộ niệm cũng không được thành tựu. [Dúng]
z) Nếu gia đình nào cố tình vi phạm quy tắc hộ niệm, thì BHN sẽ đình chỉ việc hộ niệm. [Dúng]
3. Tại sao không được đụng chạm vào thân xác người chết sớm?
b) Người tắt hơi xong, nếu chưa được vãng sanh TPCL thì thức A-lại-da (hay gọi là thần thức, linh hồn) vẫn còn vướng trong thân xác, thời gian có thể lâu hay mau tùy theo từng người. [Dúng]
c) Linh hồn họ vẫn còn đó, nếu ai vội đụng chạm vào xác thì rất dễ bị linh hồn họ nhập thân phá hoại. [Sai]
d) Nếu đụng chạm bất cẩn vào thân xác khi thần thức chưa ra khỏi, thì người chết sẽ đau đớn giống như đang bị tra tấn. [Dúng]
e) Người thế gian vì quá thương tiếc nên thường ôm, nắm, lay động xác thân người chết, vô tình làm cho ra đi dễ bị đọa lạc vào ba đường ác. [Dúng]
f) Tắm rửa, thay y phục, trang điểm… quá sớm chẳng khác gì tra tấn người chết làm cho họ phẫn nộ mà chiêu cảm vào cảnh địa ngục. [Dúng]
g) Hãy thương hại người ra đi, đừng đụng vào xác thân ít ra 8 tiếng đồng hồ, nếu giữ gìn được đến 12 tiếng thì an toàn hơn. [Dúng]
4. Về vấn đề chăm sóc người bệnh, gia đình cần chú ý:
b) Cầu hết bệnh thì không được vãng sanh, khuyên người bệnh niệm Phật không được dùng thuốc để chữa bệnh. [Sai]
c) Dùng thuốc trị bệnh giúp bệnh khổ bớt hành hạ, tinh thần thoải mái hơn để niệm Phật tốt, không ảnh hưởng đến pháp Hộ Niệm. [Dúng]
d) Trường hợp người bị bệnh quá lâu, nên khuyên người bệnh giảm ăn bớt uống để được vãng sanh sớm. [Sai]
e) Thọ mạng đã có phần số, khuyên người bệnh nên ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt hầu được thoải mái và sáng suốt niệm Phật. [Dúng]
f) Khi cơ thể không kết nạp thức ăn được nữa, thì châm từng giọt nước nhỏ rất cần thiết giúp người bệnh tỉnh táo để niệm Phật. [Dúng]
g) Bệnh tình không cứu chữa được nữa, mà quyết lòng chạy chữa cầu may thì khó có thể vãng sanh. [Dúng]
h) Đến lúc lâm chung điều quan trọng là chính người bệnh không được sợ chết, quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ thì mới được vãng sanh. [Dúng]
i) Dùng chất Morphine để giảm đau sẽ làm người bệnh mê man bất tỉnh. Đây là trạng thái rất nguy hiểm khó tránh khỏi ách nạn. Cần phải giảm thiểu chất morphine. [Dúng]
j) Trường hợp người bệnh bị đau đớn quá mức cũng khó niệm Phật được, có thể dùng một liều morphine nhỏ cần thiết vừa đủ giảm bớt cơn đau vừa giữ cho người bệnh luôn luôn tỉnh táo thì mới hộ niệm được. [Dúng]
k) Trong lúc này sự khuyến tấn và hợp tác chặt chẽ của gia đình rất cần thiết để giúp cho người thân thành tựu sự vãng sanh. [Dúng]
5. Người bệnh cần chú ý:
b) Khi lâm chung không được sợ chết. Người sợ chết thì nhất định không được vãng sanh. [Dúng]
c) Người sợ chết thì Phật không thương nên không tiếp dẫn vãng sanh. [Sai]
d) Tất cả đều do tâm tạo. Người sợ chết thì còn lưu luyến thế gian này, không thực tâm muốn về TPCL nên không được vãng sanh. [Dúng]
e) Người sợ chết thì khi đối diện với cảnh lâm chung tâm hồn sẽ bị điên đảo, hoảng sợ, mê man bất tỉnh… nhất định phải theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
f) Tinh thần minh mẫn là điều kiện rất quan trọng để vãng sanh. [Dúng]
g) Người thường nghĩ về bệnh hoạn, ngày ngày chú tâm lo lắng về sức khỏe thì dễ được tỉnh táo vãng sanh. [Sai]
h) “Vạn pháp duy tâm sở hiện”. Người sợ bệnh thì không bệnh cũng có bệnh, bệnh nhẹ sẽ thành bệnh nặng. [Dúng]
i) Người quá lo lắng về bệnh hoạn, khi bệnh đến thì tinh thần thường bất an, tâm hồn dễ điên đảo nên rất khó vãng sanh. [Dúng]
j) Không sợ bệnh thì khi bệnh đến ta an nhiên vui vẻ chấp nhận, đây là yếu tố tự tại của người niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
k) Tự tại trước bệnh khổ không phải là không bị đau bệnh, nhưng khi bị đau bệnh mà vui vẻ chấp nhận, không quá lo sợ. [Dúng]
l) Khi bệnh đến thì hãy hiểu rằng nhiều đời nhiều kiếp ta tạo nghiệp rất nặng, nay nhờ niệm Phật mà chuyển được nghiệp báo tam đồ thành nghiệp nhẹ để đi vãng sanh. [Dúng]
m) Phải lập nguyện kiên định một đời này quyết trả hết nghiệp để vãng sanh TPCL. [Sai]
n) Phàm phu nghiệp nặng, nhất định không thể diệt hết nghiệp, nếu nguyện trả hết nghiệp thì tâm sẽ dính vào nghiệp mà phải theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
o) Cần nên nhớ, tiêu trừ cho sạch hết nghiệp chướng là điều kiện của người tu các pháp tự tu tự chứng, còn Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ là điều kiện của pháp niệm Phật thuộc về nhị lực cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
p) Niệm Phật là pháp theo nguyện lực mà vãng sanh về TPCL, chứ không phải diệt nghiệp chứng đắc. [Dúng]
q) Tha thiết nguyện vãng sanh là chánh nguyện của người niệm Phật. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ lúc lâm chung sẽ được cảm ứng, A-Di-Đà Phật tiếp độ mà đới nghiệp vãng sanh. [Dúng]
r) Khi đối diện với cảnh lâm chung mà người bệnh còn có tâm nguyện cầu hết bệnh thì phải mất phần vãng sanh. [Dúng]
s) Tín tâm kiên định, quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh là điều rất quan trọng để vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
6. Vấn đề cảnh giới, khi lâm chung cần nhắc nhở người bệnh:
b) Thấy cảnh giới lạ, tốt hoặc xấu, hiền hoặc dữ hiện ra… Kệ chúng! Đừng sợ, đừng mừng, đừng để ý tới. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Dúng]
c) Thấy được chư Phật Bồ-Tát ứng hiện khai thị, điểm đạo, tiếp dẫn… đều là cảm ứng tốt. [Sai]
d) Thấy Phật, Bồ-Tát, chư Thiên, Quỷ Thần nào khác hiện ra… Kệ họ! Đừng sợ, đừng mừng, đừng theo họ. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Dúng]
e) Thân bằng quyến thuộc được sanh vào các cõi lành thường hiện về để tiếp dẫn người bệnh theo họ cùng an hưởng phước lạc. [Sai]
f) Thấy thân bằng quyến thuộc đã chết hiện ra… Kệ họ! Đừng sợ, đừng mừng, đừng theo họ. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Dúng]
g) Tất cả cảnh giới đều là giả huyễn. Hãy định tâm lại, nhìn ảnh tượng A-Di-Đà Phật do BHN treo trước mặt để niệm Phật, khi A-Di-Đà Phật hiện ra giống như hình đó thì theo Ngài đi vãng sanh. Nhất định an toàn, không bị lạc. [Dúng]
7. Những điều tham chấp, vướng mắc làm mất vãng sanh:
b) Con cháu khóc than làm cho người chết quyến luyến mà bị đọa lạc. [Dúng]
c) Người niệm Phật mà lúc lâm chung thương nhớ người thân quyến thuộc thì sẽ mất phần vãng sanh. [Dúng]
d) Người thế gian nghĩ rằng nhắc nhở đến sự nghiệp, công danh, địa vị sẽ giúp người chết vui vẻ, mãn nguyện và an lòng ra đi. [Sai]
e) Phật dạy, người chết mà tâm tham tiếc vào gia tài, sự nghiệp, danh vọng… thì bị đọa lạc. [Dúng]
f) Người niệm Phật trước khi ra đi mà còn tiếc nhớ đến gia tài, sự nghiệp, công danh địa vị thì sẽ mất vãng sanh. [Dúng]
g) Phật dạy tất cả đều do tâm tạo, nếu tâm cầu hết bệnh thì sẽ hết bệnh. [Sai]
h) Bệnh khổ thuộc về Thân nghiệp thì phải bị nghiệp chướng chi phối, còn tâm có Tự Tánh nên có thể làm chủ được, nếu quyết cầu sanh Tịnh-Độ thì tâm này theo nguyện mà vãng sanh. [Dúng]
i) Lâm chung mà tham tiếc thân mạng thì tâm này phải theo thân nghiệp mà chịu đọa lạc, khổ đau đời đời kiếp kiếp. [Dúng]
j) Hãy buông xả vạn duyên. Quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ, vĩnh viễn hưởng được an vui cực lạc, một đời thành tựu đạo quả. [Dúng]
8. Khai thị trong pháp hộ niệm cần chú ý:
b) Người niệm Phật nếu thật sự đã được “Nhất tâm Bất loạn” thì không cần hộ niệm, không cần khai thị nữa. [Dúng]
c) Người phàm phu nghiệp nặng, tâm trí mê mờ, nên rất cần sự khai thị hướng dẫn, để hóa giải vướng mắc thì mới có thể vãng sanh. [Dúng]
d) Nhắc nhở người bệnh buông xả vạn duyên, chán chê kiếp đời khổ não, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ để một đời vãng sanh bất thối thành Phật. [Dúng]
e) Khai thị là khích lệ tinh thần kiên dũng cầu giải thoát, nguyện cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ. [Dúng]
f) Khai thị là hóa giải những khó khăn, giúp người bệnh an tâm niệm Phật, không lo sợ, không khủng hoảng, không buông xuôi theo nghiệp khổ. [Dúng]
g) Người hộ niệm phải có năng lực mạnh mới hóa giải được nạn oán thân trái chủ. [Sai]
h) Người hộ niệm luôn luôn dùng lòng thành kính để điều giải oán thân trái chủ mới tốt. [Dúng]
i) Khai thị còn chú ý hướng dẫn gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quy luật Hộ-Niệm, tích cực trợ duyên cho người thân được vãng sanh. [Dúng]
j) Khai thị cần phải thuyết giảng những lý đạo cao siêu để khai mở trí huệ cho người bệnh. [Sai]
k) Khai thị cần phải thuyết giảng những lý đạo cao siêu để khai mở trí huệ cho người bệnh. [Dúng]
l) Người hộ niệm một thời gian thì tự nhiên sẽ có năng lực đặc biệt như thấy được cảnh giới vô hình, thấy được oán thân trái chủ… [Sai]
m) Người hộ niệm tự cho mình có năng lực đặc biệt coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma. [Dúng]
9. Về tâm hạnh, người niệm Phật nên nhớ:
b) Buông xả vạn duyên niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng chấp trước. [Dúng]
c) Chuyên nhất niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng tu hành quá xen tạp. [Dúng]
d) Định tâm vào câu Phật hiệu mới dễ vãng sanh. Xin đừng ham mê kiến giải. [Dúng]
e) Có kiến thức rộng về Phật học là hiện tượng trí huệ đã khai mở. [Sai]
f) Hàng hạ căn mà đam mê kiến thức rất dễ sinh ra vọng tưởng. [Dúng]
g) Lòng chí thành, chí kính rất hợp với người niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
h) Người có kiến thức thế gian tốt thì tu hành rất dễ thành tựu. [Sai]
i) Phật dạy rằng người có kiến thức thế gian tốt rất khó tu hành. [Dúng]
j) Niệm Phật mà chưa nhất tâm bất loạn thì nhất định không thể vãng sanh. [Sai]
k) Thành kính niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng vọng cầu chứng đắc. [Dúng]
l) Thời nay nhiều người niệm Phật đã chứng được cảnh giới nhất tâm bất loạn rất nhanh. [Sai]
m) Thời mạt pháp này mà mong cầu chứng đắc rất dễ bị vướng ma nạn. [Dúng]
n) Kiệt thành sám hối niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng khinh mạn. [Dúng]
o) Thượng mạn là cửa ngõ dễ nhất khiến cho người tu hành bị vướng lưới ma. [Dúng]
p) Thấy mình còn là phàm phu, sợ đọa địa ngục lo niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng tự cho mình là hàng thượng căn thượng trí. [Dúng]
10. Thời mạt pháp này, tu hành muốn được an toàn, chư Tổ căn dặn hàng phàm phu chúng ta những điều gì?
b) Niệm Phật phải có cảm ứng rõ rệt, chư Phật Bồ-Tát thường hiện thân khai thị mới vững tâm. Xin đừng chấp trước. [Sai]
c) Không được hiếu kỳ, thấy điều gì hay hay liền chạy theo thì rất dễ bị tà ma ngoại đạo lừa gạt. [Dúng]
d) Không được tham đắm những điều thần kỳ đặc dị, vì dễ bị oán thân trái chủ cài bẫy hãm hại. [Dúng]
e) Không được ham thích những điều lạ thường, vì tà tâm vọng tưởng dễ sinh ra. [Dúng]
f) Không được ham mê cảnh giới lạ, vì dễ lạc vào những cảnh giới huyễn hóa, hão huyền. [Dúng]
g) Mong có thần thông rất dễ bị ma dựa, cầu chứng đắc rất dễ vướng lưới ma. [Dúng]
h) Người nào đã chứng đắc cần nên khoe ra để tạo niềm tin cho đại chúng. [Sai]
i) Chứng đắc thật thì không bao giờ khoe ra. Khoe ra thì coi chừng là chứng đắc giả. [Dúng]
j) Chí thành chí kính là đạo nhiệm mầu giúp cho hàng phàm phu vãng sanh thành đạo. [Dúng]
Chương 10:
Chương 11:
Chương 12:
Vyberte si kapitolu
Chương 1:
1. Pháp Hộ Niệm vãng sanh bắt nguồn từ đâu?
a) Được Phật huyền ký trong nhiều kinh điển, nhất là
kinh luận Tịnh-Độ. [Đúng]
b) Được chư Tổ dựa theo kinh Phật rồi hệ thống hóa để
ứng dụng trợ duyên cho người lâm chung vãng sanh
Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
c) Do pháp sư Tịnh Không sáng chế ra, được Tịnh-Tông
Học Hội phổ biến mà có. [Sai]
d) Hoàn toàn do người thời này tự sáng chế ra chứ không
có trong kinh Phật. [Sai]
2. Pháp hộ niệm vãng sanh của Tịnh-Độ Tông y cứ vào kinh nào?
3. Những tài liệu nào trước đây nói về Hộ Niệm vãng sanh?
4. Những tài liệu nào hiện nay nói về Hộ Niệm vãng sanh?
a) “Quy Tắc Trợ Niệm Khi Lâm Chung và Pháp Ngữ
Khai Thị”, kết tập của chư Tổ Tịnh-Độ. [Đúng]
b) “Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung” của PS Tịnh
Không (kết tập). [Đúng]
c) “Sự Kiện Quan Trọng Nhất Của Đời Người” của PS
Tịnh Không. [Đúng]
d) “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm (Minh
Trị). [Đúng]
e) “Rất nhiều cuộc tọa đàm nói về hộ niệm của cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị). [Đúng]
f) “Và rất nhiều tài liệu khác của Tịnh-Độ tông.[Đúng]
4. Trên thế gian này có bao nhiêu pháp hộ niệm?
a) Mỗi pháp môn tu học đều có pháp hộ niệm riêng.[Đúng]
b) Tất cả mọi tôn giáo đều có phương pháp hướng dẫn
người sắp chết đi về cảnh giới tương ứng, có thể gọi là
cách “Hộ Niệm” của họ.[Đúng]
c) Duy nhất chỉ có một pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông. [Sai]
d) Những người tu hành mà tiêu cực nên cứ nằm đó cầu
chết mới nói đến hộ niệm. [Sai]
6. Pháp hộ niệm vãng sanh TPCL chính là:
7. Trong Tịnh-Độ tông, những vị Tổ nào đề xướng hộ niệm?
a) Từ sơ tổ Huệ-Viễn đời nhà Tấn khi kết lập Bạch Liên
Xã ở Lô Sơn Đông Lâm khuyên đồng tu quyết thề đồng
vãng sanh về Liên Bang Cực Lạc. [Đúng]
b) Đại sư Thiện-Đạo đời nhà Đường, tổ thứ 2 Tịnh-Độ
tông rất chú trọng pháp hộ niệm để giúp người hạ căn
phàm phu giữ được chánh niệm mà vãng sanh. [Đúng]
c) Tất cả chư tổ Tịnh-Độ đều khuyến nhắc hộ niệm.[Đúng]
8. Tại sao cần phải hộ niệm?
a) Đến thời mạt pháp này nghiệp chướng của chúng sanh quá nặng. Cần phải hộ niệm mới giúp được người
bệnh vượt qua ách nạn của nghiệp báo.[Đúng]
b) Chúng sanh phạm tội sát sanh hại vật quá nhiều, nạn oán thân trái chủ quá kịch liệt. Cần phải hộ niệm mới
có thể hóa giải mối oán thù này mà thoát nạn.[Đúng]
c) Lúc còn khỏe thì có thể lý luận, đến khi nằm xuống thì các căn tán hoại, nếu không được hộ niệm thì coi chừng uổng phí một đời tu hành.[Đúng]
d) Người bệnh còn rất nhiều vướng mắc khác. Cần phải
hộ niệm mới hóa gỡ được giúp người bệnh chuyên
nhất niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
e)Khi nào người bệnh muốn chết sớm thì nên cần đến hộ
niệm. [Sai]
f) Phàm phu khi lâm chung bị nghiệp khổ bức bách, gia
sự rối ren, oán thân trái chủ trả thù đòi nợ rất nguy
hiểm… nếu không được hộ niệm rất khó thoát nạn. [Đúng]
g) Người tu hành lâu năm thì không cần hộ niệm cũng
được vãng sanh. [Sai]
h) Người nào niệm Phật đã đạt được tam muội thì có thể không cần đến hộ niệm, ngoài ra ai cũng cần đến hộ
niệm. [Đúng]
i) Người được hộ niệm nếu không được vãng sanh thì
cũng hết bệnh. [Sai]
9. Người phát tâm hộ niệm vãng sanh cần nghiên cứu những gì?
a) Nghiên cứu tất cả những pháp hộ niệm để tổng hợp và
rút tỉa ưu khuyết điểm. [Sai]
b) Nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm rồi chọn một pháp tâm
đắc để hộ niệm. [Sai]
c) Nghiên cứu nhiều pháp hộ niệm khác nhau thường bị mông lung, không có định hướng thẳng về cảnh giới
TPCL.[Đúng]
d) Phải nghiên cứu thật kỹ pháp hộ niệm của Tịnh-Độ
tông là đủ, vì chỉ có pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông
mới hướng dẫn đi thẳng về TPCL.. [Đúng]
e) Phải nghiên cứu pháp hộ niệm của Tịnh-Độ tông,
nhưng cần bổ túc thêm những sáng kiến mới. [Sai]
10. Pháp hộ niệm vãng sanh là gì?
a) Là người khỏe niệm Phật thay cho người bệnh, vì
thường người bệnh không tự niệm Phật được.[Sai]
b) Là một pháp do Tịnh-Độ tông Trung Hoa sáng chế ra,
chứ không có trong kinh điển của Phật. [Sai]
c) Là cách giảng giải Phật pháp cho người bệnh hiểu rõ lý
đạo vãng sanh. [Sai]
d) Là cách hướng dẫn người bệnh thực hiện được đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh để vãng sanh.[Đúng]
e) Là pháp cầu tiêu tai giải nạn, tiêu trừ tật bệnh.[Sai]
f) Là pháp giúp người đang bị bệnh khổ hành hạ được
chết sớm để bớt khổ đau. [Sai]
g) Là pháp giúp cho người đang trong cơn hấp hối được
tắt hơi sớm. [Sai]
h) Một pháp thuộc về tâm lý học nhằm an tâm người
bệnh, giảm bớt sự đau khổ cho gia đình trước cảnh
sanh tử biệt ly. [Sai]
i) Là sự kết hợp giữa pháp siêu độ vong linh của Việt
Nam và Tam Thời Hệ Niệm của quốc sư Trung Phong. [Sai]
j) Là một pháp niệm Phật được ứng dụng rất vi diệu giúp người bệnh chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
k) Chính là pháp môn Niệm Phật được ứng dụng cụ thể,
chính xác, đúng lúc giúp người lâm chung vãng sanh
TPCL.[Đúng]
11. Phật dạy tất cả do tâm tạo. Pháp hộ niệm thực thi cụ thể và chính xác lý đạo này. Xin giải thích rõ.
a) Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai, ví dụ:
sân giận đọa địa ngục, tham lam đọa ngạ quỷ, ngu si
đọa bàng sanh. Vậy thì khi lâm chung nếu người bệnh
quyết niệm Phật cầu vãng sanh TPCL thì được vãng
sanh. [Đúng]
b) Người bệnh có tâm nguyện niệm Phật cầu hết bệnh sẽ
được hết bệnh. [Sai]
c) Cầu hết bệnh là đem cả đại pháp của Phật phục vụ cho thân xác tứ đại vô thường. Tu hành sai pháp Phật nên
không được vãng sanh.[Đúng]
d) Người một đời tu hành, nhưng khi sắp chết lại thương tiếc thân mạng, cầu xin hết bệnh thì phải theo xác thân mà bị đọa lạc. [Đúng]
e) Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai, cho
nên pháp hộ niệm hướng dẫn thẳng về TPCL để người
lâm chung vãng sanh. [Đúng]
f) Người phàm phu lâm chung bị bệnh khổ hành hạ,
nghiệp chướng bức bách, không thể tự chủ được, nhờ
hộ niệm mà họ quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh
mà được vãng sanh. [Đúng]
g) Người ưa thích lý luận cao huyền, vô tình sự lý luận sẽ tạo nhân chủng hỗn loạn trong tâm. Tâm loạn không
thể vãng sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
h) Người tu tập nhiều thứ, tìm hiểu nhiều lý đạo thì khi
lâm chung họ dễ dàng chọn lựa đường nào thích hợp
để đi. [Sai]
i) Người tu tập quá nhiều thứ, thì mông lung không chủ
định, đến khi lâm chung sẽ hoang mang như đứng giữa
vạn nẻo đường đành phải theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
j) Một người tu hành rất giỏi, công phu cao thì khi bỏ
báo thân chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
k) Một người tu hành rất giỏi, nhưng không nguyện sanh về TPCL nhất định không được vãng sanh. [Đúng]
l) Tất cả do tâm tạo, pháp hộ niệm hướng dẫn người khi ra đi quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh về TPCL
nên họ được vãng sanh. [Sai]
12. Vãng Sanh là gì?
a) Từ này được Phật nói rất nhiều trong các kinh điển
Tịnh-Độ tông, chỉ cho người khi bỏ báo thân được ADi-Đà Phật tiếp dẫn thẳng về cảnh TPCL. [Đúng]
b) Vãng sanh tức là chết, danh từ tuy khác nhau nhưng ý
nghĩa thì tương đồng. [Sai]
c) Đây là thuật ngữ chỉ cho người chết được tái sanh vào
những cảnh thiện trong sáu đường luân hồi.[Sai]
d) Chỉ cho những người khi chết rồi để lại thân xác mềm
mại, sắc tướng an lành. [Sai]
13. Nói về hiện tượng vãng sanh TPCL, cần nhớ những điểm gì?
a) Người chết để lại thoại tướng mềm mại thì chắc chắn
được vãng sanh TPCL. [Sai]
b) Người biết trước ngày giờ chết, an lành ra đi, để lại
nhiều xá lợi thì chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
c) Người chết về báo mộng cho biết mình đã vãng sanh
thì được vãng sanh. [Sai]
d) Người được vãng sanh thì có thoại tướng tốt, nhưng có
thoại tướng tốt chưa hẳn là được vãng sanh TPCL.[Đúng]
e) Người thực hiện được đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, lúc
lâm chung thấy A-Di-Đà Phật tiếp dẫn thì chắc chắn
được vãng sanh TPCL. [Đúng]
f) Người hiền hậu, có chí quyết vãng sanh, lại được hộ
niệm cẩn thận, nếu có thoại tướng tốt thì xác suất vãng
sanh rất cao. [Đúng]
14. Người ra đi với thoại tướng tốt, tại sao chưa chắc được vãng sanh TPCL?
a) Người tu bố thí, làm thiện, ít tạo nghiệp ác… khi chết
nếu để lại thoại tướng tốt thì họ theo nghiệp thiện mà
sanh vào ba cảnh thiện để hưởng phước chứ không
phải vãng sanh TPCL. [Đúng]
b) Người suốt đời niệm Phật cầu sanh TPCL, lúc lâm
chung vẫn niệm Phật nhưng lại quyến luyến thế gian,
tưởng nhớ đến phước báu, v.v… quên mất tâm nguyện vãng sanh thì dù có thoại tướng tốt vẫn chỉ sanh vào
ba cảnh thiện mà thôi. [Đúng]
c) Người tu hành các pháp môn tự lực, nếu đạt được mức tu chứng tốt, ra đi có tướng lành thì có thể sinh vào
những cảnh Trời tương ứng với mức chứng chứ không
phải vãng sanh TPCL. [Đúng]
d) Người tu hành phước lớn, nhưng nghiệp chưa sạch thì ra đi dù có thân tướng tốt cũng chỉ được sanh lên một
cảnh giới lành để hưởng phước, chứ không phải vãng
sanh TPCL. [Đúng]
e) Chỉ có người niệm Phật tha thiết cầu sanh TPCL, giữ
vững ý niệm này đến lúc buông bỏ báo thân, ra đi để
lại thoại tướng tốt mới được vãng sanh TPCL. [Đúng]
15. Người niệm Phật ra đi với thoại tướng tốt, trường hợp nào ta biết họ được vãng sanh TPCL?
a) Trước khi ra đi chính họ nói đã thấy được A-Di-Đà
Phật đến tiếp dẫn, trường hợp này chắc chắn nhất. [Đúng]
b) Nhiều khi nói không nổi, nhưng thường ngày niệm
Phật tốt, đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh đến giây phút cuối
cùng thì tin tưởng họ được vãng sanh.[Đúng]
c) Người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, tắt hơi sau hơn 8
giờ mà hơi ấm còn lưu lại một điểm ở đỉnh đầu thì xác
suất vãng sanh rất cao. [Đúng]
d) Người đã được vãng sanh thì thân tướng rất tốt, bất
khả tư nghì. [Đúng]
16. Tại sao người biết trước ngày giờ ra đi cũng không chắc chắn được vãng sanh TPCL?
a) Người tu hành các pháp môn khác, vì họ không cầu
vãng sanh về TPCL, nhưng nhờ công phu cao, định lực
mạnh, họ có thể ngưng thần ra đi theo những cảnh giới
tương ứng khác. [Đúng]
b) Có nhiều trường hợp người tu theo các đạo Quỷ Thần, được các Ngài báo cho biết ngày chết để về phục vụ
trong các cảnh giới Quỷ Thần.[Đúng]
c) Chỉ có người nào tin tưởng, thành tâm niệm Phật cầu
sanh TPCL mới được vãng sanh. [Đúng]
d) Biết trước ngày giờ ra đi là một thoại tướng tốt, chứ
không phải là điều kiện bảo đảm việc vãng sanh. [Đúng]
17. Những gì có thể làm được khi Hộ Niệm?
a) Giúp người bệnh vượt thoát nhiều cạm bẫy hiểm
nghèo, tránh bị khủng hoảng hay sợ hãi khi lâm chung. [Đúng]
b) Hướng dẫn người bệnh phát nguyện vãng sanh ngắn
gọn cho dễ nhớ.[Đúng]
c) Giúp người bệnh an tâm nằm dưỡng bệnh, không cần
suy nghĩ gì cả. [Sai]
d) Hộ niệm có thể hóa giải nhiều chướng ngại giúp người bệnh an tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
e) Hướng dẫn người bệnh thực hiện chính xác pháp môn niệm Phật ngay trong giây phút sắp mãn báo thân để được vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
f) Giúp người khi lâm chung giữ được chánh niệm, niệm
Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ. [Đúng]
g) Khéo léo hướng dẫn, dùng tâm lý khuyến tấn giúp
người bệnh an tâm niệm Phật vãng sanh.[Đúng]
h) Khai thị, hướng dẫn người bệnh buông xả vạn duyên,
nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh.[Đúng]
i) Giúp người bệnh không cầu hết bệnh, không sợ chết,
tha thiết muốn vãng sanh thành đạo. [Đúng]
j) Giảng pháp là chính, nhưng phải biết tâm lý để an ủi
người bệnh mới được. [Sai]
k) Không nên giảng giải lý đạo cao siêu. Hãy chú ý hóa
gỡ những vướng mắc, khuyên người bệnh tin tưởng
niệm Phật cầu vãng sanh là tốt. [Đúng]
l) Hướng dẫn gia đình người bệnh thực hiện quy luật trợ niệm vãng sanh. [Đúng]
m) Dặn dò người thân không được khóc lóc, than thở
hoặc nói những lời bi quan trước mặt người bệnh. [Đúng]
n) Ngăn cấm mọi sự đụng chạm vào thân thể người chết ít ra là 8 tiếng đồng hồ sau khi tắt thở. [Đúng]
o) Một BHN giỏi có thể giúp cho người bệnh hết bệnh
hoặc muốn ra đi lúc nào tùy ý. [Sai]
p) Người dù có tu hành tốt nhưng lâm chung không được hộ niệm cũng dễ bị nghiệp khổ hành hạ, bị rối loạn mà
quên mất đường vãng sanh.[Đúng]
q) Người tu hành lâu năm nhưng khi ra đi không được hộ niệm vẫn dễ bị vướng bẫy của oán thân trái chủ mà bị
nạn.[Đúng]
r) Người hộ niệm có thể kịp thời chế ngự oan gia trái
chủ, không cho họ đánh phá người bệnh. [Sai]
s) Người hộ niệm có thể đánh đuổi oan gia trái chủ, trị
ma quái đang công phá người bệnh. [Sai]
t) Hộ niệm chỉ giúp cho người bệnh an tâm niệm Phật
cầu vãng sanh, không liên quan đến vấn đề oan gia trái
chủ. [Sai]
u) Hộ niệm có thể điều giải nạn oán thân trái chủ, giúp
người bệnh khỏi bị khủng bố. [Đúng]
v) Hộ niệm có thể an ủi, khuyến tấn, ủng hộ tinh thần
giúp người bệnh không sợ hãi, an ổn niệm Phật khi
lâm chung mà vãng sanh. [Đúng]
w) Hộ niệm có thể hướng dẫn gia đình biết cách niệm
Phật hộ niệm và giải quyết tốt nhiều biến cố xảy ra
giúp cho người bệnh dễ thoát nạn. [Đúng]
x) Hộ niệm cần khuyên bệnh nhân thành tâm sám hối,
nhờ thế mà hóa giải nạn oán thân trái chủ. [Đúng]
18. Phương thức cần ứng dụng để giảm thiểu sơ suất?
a) Cần phổ biến rộng rãi tài liệu hộ niệm vãng sanh đến
tất cả thành viên BHN và đến đại chúng nếu có thể. [Đúng]
b) Lập quy trình huấn luyện, T/P BHN cần được đào tạo
tốt để thực thi chánh pháp, tránh điều sơ suất.[Đúng]
c) Nếu hộ niệm theo ý riêng, pháp hộ niệm rất dễ bị biến chất, không còn chánh pháp nữa và sớm ngày mai một.[Đúng]
19. Những điểm khác nhau giữa Hộ Niệm và Cầu Siêu:
a) Hộ Niệm là hướng dẫn cách tu hành, hóa gỡ chướng
nạn cho người đang sống, còn Cầu Siêu là phương
cách gỡ nạn cho người đã chết. [Đúng]
b) Hộ Niệm là hướng dẫn cho người sắp lâm chung giữ
được chánh niệm, vững Tín-Nguyện-Hạnh để vãng
sanh, còn Cầu Siêu là pháp hướng dẫn thân trung-ấm
tỉnh ngộ mà siêu sanh.[Đúng]
c) Hộ Niệm là một pháp tu giúp người sống thực hiện
pháp môn Niệm Phật một cách cụ thể, vững vàng để
được sanh về Tịnh-Độ, còn Cầu Siêu là pháp hồi
hướng công đức, tăng phước, giảm tội cho hương linh
sau khi đã chết. [Đúng]
d) Hộ Niệm là pháp hướng dẫn người bệnh chủ động
thực hiện Tín-Nguyện-Hạnh để đi vãng sanh, Cầu Siêu
là pháp tìm cách cứu độ người đã bị chết rồi. [Đúng]
20. Những điểm khác nhau giữa Hộ Niệm và Cầu An:
a) Mục đích của Hộ Niệm là giúp người vãng sanh thành
đạo, còn mục đích của Cầu An là cầu tiêu tai giải nạn
khi bị nạn hoặc đau bệnh. [Đúng]
b) Hộ Niệm là cả một quá trình tu học để thành tựu đạo
quả, còn Cầu An chỉ thực hiện khi nghiệp chướng hiện
hành rồi tìm cách hóa giải.[Đúng]
c) Hộ Niệm là trợ duyên cho người bệnh giữ vững ba tư lương Tín-Nguyện-Hạnh của pháp môn niệm Phật để
vãng sanh, còn Cầu An chủ tâm cầu hết bệnh. [Đúng]
21. Người muốn được vãng sanh TPCL phải làm gì?
a) Tin tưởng vững vàng vào pháp niệm Phật, ngày ngày
chí thành niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Đúng]
b) Cần chuẩn bị sự hộ niệm cẩn thận lúc lâm chung mới
có thể hóa giải những vướng mắc và giữ được chánh
niệm để vãng sanh.[Đúng]
c) Bắt buộc phải chứng đắc cảnh giới “Nhất Tâm Bất
Loạn” mới được vãng sanh. [Sai]
d) Người nào tu lâu thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
e) Tín-Nguyện-Hạnh của pháp môn Niệm Phật phải vững vàng. [Đúng]
f) Cần nghiên cứu thật cẩn thận pháp hộ niệm của TịnhĐộ tông, nắm vững quy luật hộ niệm, đừng nên sơ
suất. [Đúng]
g) Không thể nằm đó chờ sắp chết rồi phó thác vào BHN. [Đúng]
h) Phải lo làm di chúc trước cho con cháu về gia sự, tài
sản, dặn con cháu phải nghe sự hướng dẫn của BHN
lúc lâm chung đừng để quá trễ. [Đúng]
i) Phải tập buông xả. Buông xả trụi lủi vãng sanh tự tại.
Buông xả nhiều vãng sanh dễ. Buông xả ít vãng sanh
khó. Không buông xả không thể vãng sanh. [Đúng]
22. Nhiệm vụ của BHN là gì?
a) Cứu người bệnh vãng sanh TPCL. [Sai]
b) Cứu người lâm chung vượt thoát sáu đường sanh tử
luân hồi.[Sai]
c) Niệm Phật, hướng dẫn, trợ duyên, giúp người bệnh lúc
lâm chung thực hiện đúng pháp niệm Phật cầu vãng
sanh Cực-Lạc để họ được vãng sanh. [Đúng]
d) Giúp người có duyên niệm Phật chứng đắc “Nhất Tâm
bất Loạn”. [Sai]
23. Cách cầu nguyện nào đúng với pháp Hộ Niệm?
a) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì cho người bệnh chóng lành
bệnh. [Sai]
b) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì cho người bệnh sống lâu,
trường thọ. [Sai]
c) Buông xả vạn duyên, nhiếp tâm niệm Phật cầu sanh
Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
d) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì người đang bị bệnh khổ hành
hạ được chết sớm cho khỏe thân.[Sai]
24. Người hộ niệm chú ý dặn dò người bệnh những gì?
a) Chỉ được theo A-Di-Đà Phật, không được đi theo một vị nào khác. Thấy bất cứ ai cũng bình thản tiếp tục niệm Phật chờ Phật A DI ĐÀ đến tiếp dẫn. A-Di-Đà Phật sẽ ứng hiện giống như tấm hình mà BHN treo trước mặt. [Đúng]
b) Chỉ được theo Phật và Bồ-Tát mà thôi, không được theo ông bà quyến thuộc trường thọ. [Sai]
c) Cần giữ tâm thanh tịnh, bình thản trước mọi cảnh giới để tâm thức tự chuyển hóa theo duyên. [Đúng]
d) Cầu Phật Bồ-Tát gia trì người đang bị bệnh khổ hành
hạ được chết sớm cho khỏe thân.[Sai]
25. Người Hộ Niệm có thể giúp người bệnh những gì?
a) Kịp thời chế ngự, hoặc đàn áp oan gia trái chủ không cho phép họ đánh phá người bệnh, nhờ thế người bệnh mới được an toàn. [Sai]
b) Giúp người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh, không liên quan gì đến vấn đề oan gia trái chủ. [Sai]
c) Điều giải oan gia trái chủ, giúp người bệnh tránh được những cạm bẫy hiểm nghèo. Hóa gỡ những vướng mắc, khuyên người bệnh nhiếp tâm niệm Phật. [Đúng]
d) Nếu cần thiết có thể thay gia đình chăm sóc người bệnh.[Sai]
e) An ủi, khuyến tấn, động viên tinh thần người bệnh giúp họ an tâm niệm Phật cầu vãng sanh.[Đúng]
f) Khuyên người bệnh buông xả rốt ráo không cần ăn uống nữa để sớm được vãng sanh.[Sai]
g) Khuyên người bệnh không sợ chết, mà hãy coi đây chính là cơ hội thoát được nạn khổ của thân nghiệp báo để vãng sanh thành đạo.[Đúng]
h) Khuyên người bệnh không cầu hết bệnh, vì cầu hết bệnh thì không còn tha thiết chuyện vãng sanh nên đành phải mất phần vãng sanh.[Đúng]
i) Quan sát những diễn biến trên sắc mặt người bệnh để bắt kịp mọi sự biến chuyển về tinh thần hầu tìm cách hóa giải.[Đúng]
26. Tại sao người bệnh còn sợ chết thì không được vãng sanh?
27. Tại sao người bệnh cầu hết bệnh thì không được vãng sanh?
a) Vì lạc mất khỏi tông chỉ của pháp niệm Phật, không tương ưng với đại nguyện của Phật A Di Đà nên không được vãng sanh. [Dúng]
b) Vì không tha thiết nguyện vãng sanh, nên không được vãng sanh. [Dúng]
c) Tâm đang lo về bệnh, đang nghĩ về bệnh nên phải theo nghiệp chướng thọ nạn. [Đúng]
d) Vì còn tham sống thêm thì không đúng tông chỉ Tín-Nguyện-Hạnh, nên không được vãng sanh. [Đúng]
28. Đối với gia đình, người Hộ Niệm cần nên làm gì?
a) BHN nên đến giảng giải pháp hộ niệm cho những gia đình có người bệnh biết. [Sai]
b) Gia đình phải đến mời thì BHN mới được quyền vào nhà người bệnh trình bày về hộ niệm. [Dúng]
c) BHN phải làm việc cẩn thận về qui luật hộ niệm với gia đình người bệnh trước khi nhận ca. [Đúng]
d) Khi đã hộ niệm rồi thì không cần thiết phải để ý đến thân nhân trong gia đình. [Sai]
e) Hướng dẫn và khuyến tấn gia đình cùng hộ niệm đúng pháp để trợ duyên cho người thân của họ. [Dúng]
f) Khuyên gia đình chú ý cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ để có sức khỏe và tinh thần tốt mà niệm Phật. [Dúng]
g) Khai thị, hướng dẫn người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh là đủ. [Sai]
h) Nếu gia đình có làm điều gì sai lầm thì phải cực lực phản đối liền. [Sai]
i) Cần động viên gia đình tin tưởng và quyết lòng niệm Phật hộ niệm cho người thân vãng sanh. [Dúng]
j) Nhắc nhở gia đình không nên để bà con, bạn bè không rành hộ niệm thường xuyên trực tiếp thăm hỏi người bệnh. [Dúng]
k) Nhắc nhở gia đình không được khóc lóc, âu sầu, nói lời bi quan trước mặt người bệnh. [Dúng]
l) Nhắc nhở gia đình không được đụng chạm vào thân xác từ lúc tắt hơi cho đến ít nhất 8 giờ.. [Dúng]
m) Nhắc nhở gia đình luôn luôn phải có ít nhất một người sát bên cạnh người bệnh để chăm sóc. [Dúng]
n) Nhắc nhở gia đình cần báo với BHN biết về mọi tình huống của người bệnh. [Dúng]
29. Mức tu chứng tối thiểu của người Hộ Niệm là gì?
a) Tự mình niệm Phật phải “Nhất Tâm Bất Loạn” thì mới có khả năng hộ niệm cho người khác vãng sanh thành đạo được. [Sai]
b) Niệm Phật dù không được “Nhất Tâm Bất Loạn”, nhưng ít ra cũng phải đạt được tiêu chuẩn niệm Phật thành thục mới có thể hộ niệm. [Sai]
c) Không cần chứng đắc, nhưng ít ra cũng phải được cảm ứng với “Bề Trên” ứng hiện khai thị hướng dẫn rồi mới được hộ niệm. [Sai]
d) Không cần tu chứng, nhưng cần học tập kỹ pháp hộ niệm và chân thực phát tâm hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh là được. [Dúng]
e) Tâm từ bi thương người với lòng chí thành khẩn thiết cầu A-Di-Đà Phật gia trì tiếp độ người bệnh là có thể hộ niệm được. [Dúng]
f) Vãng sanh là do người bệnh biết buông xả và có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh mà được Phật tiếp dẫn chứ không phải do năng lực của người hộ niệm. [Dúng]
30. Người Hộ Niệm cần trang bị những kiến thức gì?
a) Hiểu rõ quy luật của pháp hộ niệm để hướng dẫn người bệnh vãng sanh, tránh điều sơ suất khi hộ niệm. [Dúng]
b) Hiểu biết đạo pháp nhiệm mầu để thấu suốt mọi tình huống. [Sai]
c) Nắm vững nhiều lý đạo cao siêu để khai thị cho người bệnh sớm ngộ đạo. [Sai]
d) Phải đọc tụng càng nhiều kinh điển của Phật càng tốt. [Sai]
e) Cần biết ứng dụng tâm lý để khuyến tấn người bệnh. [Dúng]
31. Đối với oán thân trái chủ, người hộ niệm phải:
32. Cách niệm Phật trong buổi hộ niệm:
a) Phải niệm Phật thầm trong tâm và quán tưởng đến Phật phóng quang tiếp dẫn. [Sai]
b) Niệm “A-Di-Đà Phật” hoặc “Nam Mô A-Di-Đà Phật” ra tiếng để người bệnh nghe và niệm theo. [Dúng]
c) Nên niệm Phật theo cách mà người bệnh ưa thích hay thường niệm để họ dễ được cảm ứng. [Dúng]
d) Nếu người bệnh không đòi hỏi cách niệm nào đặc biệt, thì nên niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” theo trung đạo, nghĩa là không quá nhanh hoặc quá chậm. [Dúng]
e) Cần niệm rõ ràng, mọi người phải hòa với nhau, không được người nhanh kẻ chậm. [Dúng]
f) Người có âm giọng quá đục hoặc quá sắc (the thé) cần được nhắc nhở nên niệm nhỏ và ngồi xa đế tránh gây xáo trộn người bệnh. [Dúng]
33. Khi bệnh tình không còn chữa trị được nữa là đến thời điểm khẩn thiết, gia đình cần chú ý làm những việc sau đây:
a) Sớm lo coi ngày giờ chôn cất, xây mộ hợp theo phong thủy để người chết hưởng nhiều phước lạc. [Sai]
b) Chuẩn bị mâm cỗ thết đãi chu đáo, hầu được trọn vẹn việc ơn nghĩa thế gian, giúp người chết vui lòng nhắm mắt ra đi. [Sai]
c) Người thân trong gia đình bình tĩnh, thành tâm niệm Phật cầu gia bị, không nên bi lụy hay ồn náo. [Dúng]
d) Cần giấu bệnh nhân về sự thực đau lòng để họ còn chút hy vọng mà sống cho hết những ngày còn lại. [Sai]
e) Chăm sóc cẩn thận để giúp người bệnh thoải mái và có sức niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
f) Gấp rút mời BHN đến trợ niệm, khai thị, điều giải oan gia trái chủ, hóa giải chướng nạn. [Dúng]
g) Thân quyến cần cộng tác chặt chẽ với BHN, thực hiện đúng quy luật trợ niệm, giúp người bệnh giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh mà vãng sanh. [Dúng]
34. Ngoài việc niệm Phật trợ duyên, BHN có thể làm thêm:
a) Cần cúng thí thực cho chúng đẳng vong linh, thập loại cô hồn mỗi khi hộ niệm. [Sai]
b) Cần trì thêm các chú như: chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm, v.v… để pháp hộ niệm được mạnh hơn. [Sai]
c) Cần tụng thêm các kinh như: A-Di-Đà, Địa Tạng, Lương Hoàng Sám, v.v… thì việc hộ niệm sẽ hoàn chỉnh hơn. [Sai]
d) Nên nhắc nhở người bệnh và gia đình sớm làm tờ di chúc cụ thể hầu tránh bị rắc rối khi người bệnh ra đi. [Dúng]
e) Được phép sử dụng các loại công phu như: vận khí công, thuật bấm huyệt, đọc thần chú để chuyển cảnh giới cho thần thức. [Sai]
f) Phải biết đến những đạo thuật tiếp dẫn thần thức vãng sanh. [Sai]
g) Các vị Tăng hoặc Ni tu hành nhiều đức độ có thể tiếp dẫn được thần thức người bệnh vãng sanh.[Sai]
h) Dặn dò người bệnh chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật để vãng sanh TPCL. [Dúng]
i) Có thể dùng phương pháp cộng tu niệm Phật với địa chung để trợ niệm. [Sai]
j) Có thể sử dụng hệ thống loa, micro hoặc hệ thống khuyếch đại âm thanh để hộ niệm và khai thị. [Sai]
k) BHN cần phải phụ giúp chăm sóc, tắm rửa bệnh nhân. [Sai]
l) BHN cần nên phụ giúp việc bếp núc với gia đình. [Sai]
m) Cần nhắc nhở gia đình lập bàn thờ thật trang nghiêm để hộ niệm. [Sai]
n) Không bắt buộc phải lập bàn thờ, nhưng treo tấm hình A-Di-Đà Phật cho người bệnh thấy rõ là điều không thể thiếu. [Dúng]
o) Nếu nhà rộng rãi có thể lập bàn thờ đơn giản gần phòng hộ niệm để gia đình lễ Phật cầu gia trì. [Dúng]
p) Cần thiết trí hoa, quả, nhang, đèn… thật trang nghiêm thì mới hộ niệm tốt. [Sai]
q) Trước khi hộ niệm cần có nghi thức khai lễ trang nghiêm mới hộ niệm được. [Sai]
r) BHN nên quyên góp tiền bạc giúp đỡ những gia đình bệnh nhân nghèo khó. [Sai]
s) BHN cần phải lo luôn việc hậu sự, tang lễ thì công đức mới trọn vẹn. [Sai]
t) BHN nên nhận tiền trả ơn để tránh cho gia đình khỏi bị ái ngại. [Sai]
u) BHN khuyên gia đình phóng sanh hồi hướng cho oan gia trái chủ để giải nạn, còn những gì có liên quan đến tiền bạc thì nên từ chối là tốt nhất. [Dúng]
35. Vấn đề dùng tấm hình của người bệnh để hộ niệm từ xa:
a) Điều này không đúng với pháp hộ niệm. Hàng phàm phu không có năng lực làm điều này, nếu sơ ý dễ biến thành vọng tưởng tai hại. [Dúng]
b) Người bệnh cần người hộ niệm ở sát bên cạnh để niệm Phật ra tiếng, hướng dẫn trực tiếp, hóa gỡ vướng mắc, điều giải oán nạn mới được. [Dúng]
c) Nếu người bệnh ở xa, người hộ niệm có thể hướng dẫn qua điện thoại, nhưng cần phải có người trực tiếp bên cạnh niệm Phật hộ niệm mới đúng pháp. [Dúng]
d) Niệm lực siêu vượt không gian và thời gian, thì hộ niệm trực tiếp hoặc từ xa đều có kết quả như nhau. [Sai]
e) Hộ niệm cần cụ thể và trực tiếp, nếu chấp lý bỏ sự thì trong thời mạt pháp này hộ niệm không thể cứu được ai. [Dúng]
36. Vấn đề đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm:
a) Nếu phòng hộ niệm rộng rãi đủ chỗ kinh hành thì có thể được dùng cách này. [Sai]
b) Không được đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm, vì sẽ làm cho khung cảnh hộ niệm bị xáo trộn, người bệnh dễ bị chóng mặt, khó tập trung. [Dúng]
c) Không được đi kinh hành chung quanh người bệnh để hộ niệm, vì khi vừa tắt hơi thì mọi sự di chuyển gần bên thân xác sẽ gây trở ngại rất lớn cho việc vãng sanh. [Dúng]
d) Chung quanh người bệnh rất cần sắp xếp chỗ ngồi cho đại chúng ổn định, thanh tịnh niệm Phật mới tốt. [Dúng]
37. Vấn đề lạy Phật, nhiễu Phật chung quanh bàn thờ Phật để hộ niệm:
a) Có thể thiết lập một bàn thờ Phật riêng biệt trong gian phòng khác cho đại chúng kinh hành niệm Phật. [Dúng]
b) Người gia đình nên thường xuyên lạy Phật cầu Phật tiếp dẫn người bệnh vãng sanh. [Dúng]
c) BHN đang có trách nhiệm thì ngồi niệm Phật bên cạnh người bệnh, còn những người khác có thể lạy Phật hoặc nhiễu Phật ở phòng khác rất tốt. [Dúng]
38. Vấn đề chụp hình khi đang hộ niệm:
a) Tốt nhất là không cho phép chụp hình, vì chụp hình sẽ có tiếng động và đèn chớp dễ làm động tâm người bệnh và đại chúng. [Dúng]
b) Tối kỵ nhất là giai đoạn lâm chung, ánh chớp và tiếng động của máy chụp hình có ảnh hưởng xấu đối với người bệnh. [Dúng]
c) Cần hỏi qua người bệnh, nếu họ không phiền não thì có thể chụp hình lưu niệm. [Sai]
39. Vấn đề quay video khi đang hộ niệm:
a) Có thể quay video để làm tài liệu học tập, vì quay video không tạo tiếng động, không lóe ánh sáng. [Dúng]
b) Người quay không được dùng đèn pha chiếu vào thân xác hoặc lấn tới trước người hộ niệm để quay. [Dúng]
c) Được phép quay, nhưng phải tuân theo sự cố vấn của BHN, người quay không được gây tiếng động hoặc đi lại quá nhiều. [Dúng]
d) Chỉ được quay khi người bệnh còn sống, tắt hơi rồi không được quay. [Sai]
40. Vấn đề sử dụng pháp khí khi hộ niệm:
a) Bất cứ pháp khí nào cũng đều có thể được dùng để hộ niệm khi cần. [Sai]
b) Dùng khánh là thích hợp nhất cho việc hộ niệm vì tiếng khánh thanh, trợ giúp thêm sự tỉnh táo. [Dúng]
c) Nhiều người bệnh không thích tiếng khánh, thì ta có thể dùng pháp khí khác thay thế cũng được. [Sai]
d) Được dùng khánh để giữ nhịp niệm Phật, nhưng cần theo dõi phản ứng của người bệnh, nếu họ không thích lắm thì cũng không nên dùng. [Dúng]
e) Được dùng khánh, nhưng người sử dụng cần chú ý đừng để tiếng khánh lúc lớn lúc nhỏ, lúc đục lúc trong, lúc tịt lúc vang… [Dúng]
f) Nếu người bệnh thường xuyên bị hôn trầm, đánh vài tiếng khánh bên tai có thể giúp họ tỉnh lại. [Dúng]
g) Có thể dùng địa chung, hoặc dùng chuông và mõ kết hợp thành địa chung để hộ niệm. [Sai]
h) Tang, khơ, chuông, mõ và trống là đủ bộ pháp khí của pháp cộng tu có thể kết hợp để hộ niệm được. [Sai]
i) Được dùng khánh nhưng chỉ dùng ban ngày, không được dùng ban đêm. [Sai]
41. Vấn đề đồng phục khi hộ niệm:
Chương 2:
1. Một số tương quan giữa người bệnh và hộ niệm.
a) Danh từ “Người Bệnh” ở đây là chỉ cho người đang được hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
b) Danh từ “Người Bệnh” cũng có hàm nghĩa rộng chỉ chung cho tất cả chúng ta, vì ai cũng sẽ bệnh và cuối cùng phải xả bỏ báo thân này. [Dúng]
c) Người bệnh chỉ cần chịu niệm Phật thì sẽ được an nhiên tự tại vãng sanh. [Sai]
d) Người bệnh được vãng sanh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của BHN. [Sai]
e) Hộ niệm để tạo thuận duyên. Nguời bệnh phải giữ vững tín tâm, chí thành niệm Phật và tha thiết cầu vãng sanh Tịnh Độ mới được vãng sanh. [Dúng]
f) Gia đình phải biết cách hỗ trợ tạo thuận duyên cho người bệnh niệm Phật. Hộ niệm sẽ đóng vai trò tích cực giúp người bệnh giữ được chánh niệm, vượt qua nghiệp chướng mà vãng sanh. [Dúng]
g) Ai cũng có thể niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tự tại vãng sanh không cần đến hộ niệm. [Sai]
h) Người phàm phu hạ căn trong thời mạt pháp này nên luôn luôn giữ tánh khiêm nhường, hiền lành, chí thành, chí kính niệm Phật, tha thiết nguyện cầu vãng sanh TPCL, và chuẩn bị sự hộ niệm càng sớm càng tốt mới có cơ hội vãng sanh. [Dúng]
i) Phải có một năng lực đặc biệt mới có thể hộ niệm được. [Sai]
j) Hàng phàm phu không thể hộ niệm cho người khác vãng sanh được. [Sai]
k) Chỉ có người tu hành đã chứng quả mới có tư cách hộ niệm cho người vãng sanh. [Sai]
l) Người phải có kiến thức Phật học cao mới có thể hộ niệm được. [Sai]
m) Người có lòng chí thành, tâm từ bi, biết rõ quy tắc pháp hộ niệm thì có thể hộ niệm được. [Dúng]
n) Làm người tốt trong xã hội, ăn ở hiền lành chính là sự tu hành thiết thực nhất. [Sai]
o) Pháp tu giải thoát của Phật Giáo không thể định nghĩa như sinh hoạt của một hội đoàn từ thiện xã hội. [Dúng]
p) Người không tin sự vãng sanh không thể được vãng sanh.[Dúng]
q) Người dù đã gây nên tội lớn nhưng biết hồi đầu kiệt thành sám hối, niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ vẫn có thể được vãng sanh. [Dúng]
r) Người chết rồi mà thân xác mềm mại thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
s) Người sợ chết không thể vãng sanh. [Dúng]
t) Người chăm sóc sức khỏe rất cẩn thận, lo lắng từng chút về bệnh hoạn, thì rất dễ được tự tại vãng sanh. [Sai]
u) Quá lo sợ về bệnh hoạn là chướng nạn lớn cho sự vãng sanh. [Dúng]
v) Người học rộng, hiểu nhiều, niệm Phật rất dễ được vãng sanh. [Sai]
w) Người có kiến thức thế gian rộng thường vướng nạn thế trí biện thông, ít tin Phật pháp, rất khó vãng sanh. [Dúng]
x) Những người tánh tình hiền hậu biết niệm Phật, tha thiết nguyện vãng sanh lại được hộ niệm nữa thì rất dễ được vãng sanh. [Dúng]
y) Được vãng sanh là do mạng số định sẵn, chứ đâu phải muốn vãng sanh mà được. [Sai]
2. Tu pháp môn niệm Phật, cần xác định lập trường như thế nào?
a) Pháp môn niệm Phật đơn giản, dễ hành, nhưng chỉ thích hợp với các cụ già cả mà thôi. [Sai]
b) Chỉ có hàng thượng căn thượng trí mới niệm Phật một đời này vãng sanh, còn hàng hạ căn cần phải tu thêm nhiều hạnh khác hỗ trợ mới hy vọng được thành tựu. [Sai]
c) Phải giữ vững niềm tin, chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Lâm chung người nào làm được đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì được vãng sanh. [Dúng]
d) Niệm Phật cần chuyên nhất, đừng nên quá xen tạp mà đường vãng sanh gặp nhiều trở ngại. [Dúng]
e) Người tu hành phải có tâm từ bi cứu độ chúng sanh, nỡ nào lại cứ lo chuyện vãng sanh cá nhân mà bỏ rơi chúng sanh quá khổ sở trên thế gian này. [Sai]
f) Đường thành đạo chính mình còn mơ hồ, việc thoát ly sanh tử luân hồi chính mình chưa vững, thì làm sao có thể cứu độ được chúng sanh. Nên phải lo tu hành và cầu vãng sanh trước. [Dúng]
g) Chưa vãng sanh thì chưa được thành đạo, chưa thành đạo thì chưa có thể cứu độ được chúng sanh. [Dúng]
h) Người tâm chưa khai, ý chưa mở, thường hiểu sai lời Phật dạy. Nếu dắt dẫn chúng sanh theo ý riêng của mình rất dễ bị sai đường, chịu vấn đề nhân quả rất nặng. [Dúng]
i) Quyết lòng một đời này vãng sanh thành Phật, thành Phật rồi mới có khả năng cứu độ chúng sanh. Niệm Phật để vãng sanh là Chánh Hạnh của người Niệm Phật. [Dúng]
j) Khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh TPCL là giúp người phàm phu thành Phật, công đức vô lượng vô biên. [Dúng]
k) Bố thí, làm thiện, cúng dường, xây chùa… là cứu độ chúng sanh. [Sai]
l) Bố thí, làm thiện, cúng dường, xây chùa… đều là tu phước báu Nhân Thiên hữu lậu, chứ không phải là pháp thoát ly sanh tử luân hồi. [Dúng]
m) Hàng phàm phu mà nghĩ rằng một đời vãng sanh thành Phật là vọng tưởng. [Sai]
n) Người phàm phu quyết lòng niệm Phật, tin vững, nguyện thiết, lâm chung 10 niệm tất sanh thành Phật. Đây là lời Phật dạy. [Dúng]
o) Khuyên người niệm Phật với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh là thực hành một đại pháp cứu độ chúng sanh trong thời này. [Dúng]
3. Niệm Phật với dụng ý nào mới đúng chánh pháp?
a) Niệm Phật để mở luân xa, luyện điển khí, đả thông kinh mạch. [Sai]
b) Niệm Phật để cầu hết bệnh, thân thể tráng kiện, sống lâu trường thọ. [Sai]
c) Niệm Phật cầu cảm ứng, được thấy Phật Bồ-Tát thường hiện thân. [Sai]
d) Niệm Phật buông xả vạn duyên cầu vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
e) Niệm Phật cầu mua mau bán đắt, thăng quan tiến chức. [Sai]
f) Niệm Phật không hồ nghi, không gián đoạn, không xen tạp. [Dúng]
g) Niệm Phật không được uống thuốc vì còn uống thuốc thì còn sợ chết. [Sai]
h) Đau bệnh không uống thuốc để chịu chết là hành động tự tử, sai chánh pháp. [Dúng]
i) Đau bệnh cần phải uống thuốc, nhưng vẫn quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
j) Niệm Phật cầu cho hết nghiệp chướng để được vãng sanh. [Sai]
k) Niệm Phật cầu cho hết vọng tưởng mới có thể vãng sanh. [Sai]
l) Niệm Phật phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh. [Sai]
m) Người niệm Phật khi lâm chung giữ vững đầy đủ tín nguyện hạnh thì được vãng sanh. [Dúng]
4. Những điều gì có thể gây chướng ngại việc vãng sanh?
a) Niệm Phật cầu phước cầu lộc, cầu hết bệnh chứ không cầu vãng sanh gây chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
b) đình cản trở, bạn hữu nói chuyện sai lầm, đồng tham tạo nghịch duyên… làm chướng ngại việc vãng sanh. [Dúng]
c) Lâm chung bệnh khổ hành hạ, nghiệp chướng bức bách… làm cho tâm hồn điên đảo quên mất niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
d) Lâm chung oán thân trái chủ hãm hại trả thù làm cho tâm hồn khủng hoảng rối loạn. [Dúng]
e) Tâm còn quyến luyến tình thân, thương con nhớ cháu, tham tiếc tài sản… làm chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
f) Súc vật như chó, mèo… nuôi trong nhà cũng thường gây trở ngại cho việc hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
g) Niệm Phật mà còn sợ chết, sợ bệnh làm chướng ngại lớn cho việc vãng sanh. [Dúng]
h) Hộ niệm có thể hóa giải hầu hết những chướng nạn để an toàn vãng sanh, nhưng vì không được hộ niệm nên dễ bị thọ nạn, mất phần vãng sanh. [Dúng]
5. Cụ thể, hàng phàm phu tội chướng quá nặng làm sao được vãng sanh?
a) Niệm Phật phải chứng đắc cảnh giới nhất tâm bất loạn. [Sai]
b) Phải lo chu tất việc hậu sự, cẩn thận cầu siêu 7 thất thật long trọng. [Sai]
c) Phải chí tâm chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh và cẩn thận chuẩn bị hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
d) Phải nghiên cứu tất cả kinh điển để thông suốt đạo lý mà giải thoát. [Sai]
6. Người niệm Phật tha thiết muốn vãng sanh TPCL, thường:
7. Vấn đề tự tại với bệnh khổ:
a) Người niệm Phật không bao giờ bị đau bệnh. [Sai]
b) Người niệm Phật có thể bị bệnh, nhưng không bao giờ bị căn bệnh hành hạ đau nhức. [Sai]
c) Người niệm Phật khi bệnh đến không nên sợ hãi, hãy an nhiên chấp nhận. [Dúng]
d) Bị bệnh hành hạ đau nhức nhưng không lo, không sợ. Tinh thần vẫn vững vàng niệm Phật chờ ngày vãng sanh. [Dúng]
e) Bệnh nặng không còn chữa trị được nữa, thì quyết buông xả niệm Phật cầu vãng sanh, không cần lo chạy chữa cầu may theo kiểu còn nước còn tát. [Dúng]
f) Biết mình bệnh nặng, càng đau nhức càng quyết lòng niệm Phật, càng vui mừng vì biết mình được sớm vãng sanh. [Dúng]
g) Không cầu bệnh đến. Không cầu hết bệnh. Nghiệp chướng đến hay đi kệ nó. Cứ một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
h) Bệnh khổ đến nhưng ta không than, không buồn. Hãy nghĩ rằng đúng ra ta phải chịu nạn nặng nề ở tam ác đạo, nhưng giờ đây trở thành bệnh nhẹ để trả thêm một lần cuối nữa rồi về TPCL thành đạo. [Dúng]
i) Có duyên bệnh đến ta trả. Nghĩ rằng trả trước khỏi trả sau, đến khi lâm chung bớt nghiệp khổ. Tâm hồn luôn luôn an nhiên niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
8. Vấn đề tự tại với sống chết:
a) Ta niệm Phật rồi sẽ đứng ra đi, biểu diễn sự vãng sanh như chư Tổ Sư. [Sai]
b) Ta sẽ không đau không bệnh, chắc chắn biết rõ ngày giờ vãng sanh. [Sai]
c) Khi ra đi chắc chắn ta sẽ tỉnh táo, mỉm cười chào biệt mọi người rồi ngồi mà vãng sanh. [Sai]
d) Tự tại với sống chết là nhất định không sợ chết. Xác thân vô thường hãy trả về cho vô thường, ngày mãn báo thân ta vãng sanh về TPCL. [Dúng]
e) Bị bệnh lâu quá, chờ hoài mà chưa được vãng sanh, thôi thì ngừng ăn để đi sớm, không sợ chết. [Sai]
f) Tự tại là nếu bị bệnh khổ dài lâu ta cứ tranh thủ từng giờ niệm Phật cầu vãng sanh, ngày nào ra đi khỏi cần lo tới, vì thân mạng đã có số phần rồi. [Dúng]
9. Vấn đề lạy Phật cầu xin hết chướng ngại:
10. Một vài ví dụ về sự chướng ngại do chính tâm mình tạo ra:
a) Sợ chết thì khi lâm chung tâm hồn sẽ bấn loạn mà mất vãng sanh. [Dúng]
b) Đau lưng liền cầu xin Phật cứu nạn, đau đầu liền cầu xin Phật cứu nạn… Đây là dạng người sợ bệnh! Chuyên cầu hết bệnh sẽ mất vãng sanh. [Dúng]
c) Quyến luyến con cháu, khi lâm chung cứ nhớ đến con cháu thì mất vãng sanh. [Dúng]
d) Tiếc tiền, nghĩ nhớ đến gia tài nhà cửa thì mất vãng sanh. [Dúng]
e) Người sợ ma, thì khi lâm chung ma quái sẽ đến quấy phá mất vãng sanh. [Dúng]
f) Người lâm chung cứ nghĩ về nghiệp chướng của mình thì mất vãng sanh. [Dúng]
g) Nói chung, ý niệm cuối cùng sẽ định đoạt cảnh giới tương lai. Nếu không buông bỏ phân biệt chấp trước thì chướng ngại cho việc vãng sanh. [Dúng]
11. Một vài ví dụ về sự chướng ngại do chính tâm mình tạo ra:
a) Không nên buồn, hãy cố gắng vui vẻ mà sống được ngày nào hay ngày đó. [Sai]
b) Buông xã vạn duyên, quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Dúng]
c) Nhanh chóng liên lạc với một BHN đến niệm Phật, khai thị, hướng dẫn để mình thực hiện chính xác đường vãng sanh TPCL. [Dúng]
d) Thành tâm niệm danh hiệu Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, khẩn cầu Ngài từ bi cứu độ, tật bệnh sẽ tiêu trừ, tiêu tai giải nạn. [Sai]
e) Đừng nên thất vọng. Còn nước còn tát. Phải quyết lòng tìm phương cứu chữa. [Sai]
12. Pháp hộ niệm cấm đụng chạm vào thân xác người mới chết ít nhất 8 giờ đồng hồ vì lý do gì?
a) Thời gian này thần thức có thể chưa rời khỏi xác, nếu đụng đến làm cho họ rất đau đớn, dễ sanh tâm sân giận mà bị đọa lạc. [Dúng]
b) Những trường hợp đặc biệt như chết giữa đường, chết trong nhà vệ sinh… thì đành phải chuyển thân đến chỗ an toàn để hộ niệm, nhưng phải rất nhẹ nhàng và cần lên tiếng xin lỗi và báo cho người chết biết trước. [Dúng]
c) Người nào tu hành giỏi rồi thì không cần quan ngại lắm, cứ việc tắm rửa cho sạch sẽ để họ thoải mái theo Phật. [Sai]
d) Nếu tránh đụng chạm đến 12 giờ sau khi tắt thở thì tốt hơn, an toàn hơn. [Dúng]
13. Người không hiểu đạo thường vô tình tạo duyên đọa lạc cho người chết, ví dụ:
a) Ôm nắm, tắm rửa, thay áo quần, làm hô hấp… lúc vừa tắt thở sẽ làm người chết bị đau đớn, hãi kinh mà đọa lạc. [Dúng]
b) Than khóc, kêu réo, gây xáo trộn lúc lâm chung sẽ làm người chết bị rối loạn mà đọa lạc. [Dúng]
c) Giết hại sanh vật đãi đằng, cúng tế vong linh làm cho người chết bị nạn càng nặng nề hơn. [Dúng]
d) Sợ bị trùng tang, nhét gạo nếp vào miệng, v.v… Tin dị đoan mê tín, chạy theo tập tục sai lầm của thế gian khiến cho người chết bị nạn. [Dúng]
14. Vì sao pháp hộ niệm là “Đại Cứu Tinh“ cho chúng sanh?
15. Hàng phàm phu cần chuẩn bị những gì để được vãng sanh?
a) Cần tu tâm địa hiền lành. Người càng hiền lành càng dễ vãng sanh.[Dúng]
b) Cần phát lồ sám hối nghiệp chướng. Kiệt thành sám hối nghiệp chướng, niệm Phật mới dễ được vãng sanh. [Dúng]
c) Chuyên tu pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh. Vì thực hành nhiều pháp môn thì tâm dễ bị phân tán, chủ định yếu, khó vãng sanh. [Dúng]
d) Cần chuyên nhất niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh mới được vãng sanh. [Dúng]
e) Cẩn thận chuẩn bị hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
f) Cần hộ niệm, nếu không hộ niệm dẫu cho niệm Phật nhiều năm cũng khó thực hiện đường giải thoát trong thời mạt pháp này. [Dúng]
16. Vấn đề giúp đỡ người thân khi lâm chung dễ dàng được vãng sanh TPCL:
a) Ngay từ bây giờ hãy khuyên người thân niệm Phật và nghiên cứu pháp hộ niệm liền, không nên chờ đợi. [Dúng]
b) Hằng ngày tự bản thân phải tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh, thường xuyên nhắc nhở nhau buông xả càng nhiều càng tốt để tự hóa gỡ những chướng ngại. [Dúng]
c) Nói chung, tất cả những việc này đều liên quan đến pháp hộ niệm, phải lo nghiên cứu nắm vững pháp hộ niệm càng sớm càng dễ giúp người thân vãng sanh. [Dúng]
17. Vấn đề theo Phật vãng sanh:
a) Thấy được nhiều Phật, Bồ-Tát hiện thân tiếp dẫn thì hãy theo các Ngài đi vãng sanh. [Sai]
b) Nếu thấy ông bà người thân đã chết hiện về tiếp dẫn, thì nhất định không được đi theo. [Dúng]
c) Theo quang minh an hòa nhu nhuyễn của Phật, không được đi theo ánh sáng chói chang của ma. [Sai]
Sai
d) Phải chờ A-Di-Đà Phật hiện thân giống như tấm hình Phật A-DI-ĐÀ mà BHN treo trước mặt đến tiếp dẫn thì đi theo Ngài để vãng sanh. [Dúng]
e)Không có A-Di-Đà Phật hiện thân, chỉ cần Bồ-Tát Quán-Thế-Âm hoặc Đại-Thế-Chí đến chúng ta theo các Ngài vãng sanh cũng được. [Sai]
f) Đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu- Ni Phật hiện thân tiếp dẫn mới an toàn. [Sai]
18. Người phàm phu mà được thành tựu đạo nghiệp trong đời này chính là nhờ:
a) Chí thành chí kính chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh. [Dúng]
b) Không vọng cầu, vọng tưởng, hiếu kỳ… Luôn giữ tâm khiêm cung kính cẩn cầu xin A-Di-Đà Phật thương xót tiếp độ. [Dúng]
c) Kết hợp chặt chẽ thành từng nhóm để hộ niệm trợ duyên khi lâm chung mới dễ vượt qua chướng nạn, an toàn vãng sanh TPCL. [Dúng]
19. Người phàm phu mà được thành tựu đạo nghiệp trong đời này chính là nhờ thể nhất khi:
a) Người đó xả bỏ báo thân lưu lại thân tướng an lành, mềm mại, tươi hồng… thì ít ra họ cũng chắc chắn thoát khỏi ba đường ác. [Dúng]
b) Thành tựu thuộc về tâm linh, thoại tướng thuộc về vật chất, hai vấn đề này không liên quan nhau. [Sai]
c) Tướng tùy tâm sanh, tướng tùy tâm diệt. Người được vãng sanh do sự gia trì của chư Phật Bồ-Tát mà tâm hồn họ an lành ra đi mới thể hiện ra tướng tốt. [Dúng]
20. Một người sau khi chết mà tướng ác hiển hiện là hiện tượng báo trước rằng:
a) Người đó khó có thể thoát khỏi những cảnh khổ trong đời sau. [Dúng]
b) Dù là người có tu hành, nhưng do vì không biết đường giải thoát, lại bị nghịch duyên gây chướng ngại mà bị nạn. [Dúng]
c) Thân xác chỉ là thứ vật chất vô tri trước sau gì cũng sẽ tan theo cát bụi, không liên quan gì tới đời kiếp tương lai. [Sai]
21. Nhờ hộ niệm mà nhiều người sau khi ra đi lưu lại thoại tướng rất tốt đẹp, điều này chứng tỏ rằng:
a) Hộ niệm là đúng với chánh pháp, dễ thực hành, nhưng thành tựu lại rất cụ thể và vi diệu. [Dúng]
b) Hộ niệm trở thành đại cứu tinh cho mọi người trong thời mạt pháp, ai cũng có cơ hội thoát qua ách nạn của nghiệp chướng. [Dúng]
c) Hộ niệm là một pháp tu khế lý, khế cơ, đặc biệt rất hợp với thời mạt pháp này. [Dúng]
22. Mục đích của pháp môn Niệm Phật là:
a) Tích công tạo phước, cầu mong đời sau được trở lại làm người tiếp tục tu hành cho đến ngày thành đạo. [Sai]
b) Nương theo đại nguyện của A-Di-Đà Phật, đới nghiệp vãng sanh thẳng về TPCL một đời viên mãn đạo quả. [Dúng]
c) Đoạn diệt nghiệp-hoặc, tu chứng từng cấp cho đến ngày minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. [Sai]
d) Tạo được sự an lạc trong hiện đời là được. Quá khứ đã qua không cần nghĩ nữa, tương lai chưa đến lo tới ích gì. [Sai]
23. Đới nghiệp vãng sanh khác với tự lực tu chứng ở những điểm gì?
a) Vãng sanh là do Tín-Nguyện-Hạnh. Tự lực phải cần đến khả năng tu chứng. [Dúng]
b) Người hạ căn có đủ Tín-Nguyện-Hạnh vẫn được đới nghiệp vãng sanh. Tự lực chỉ có hàng thượng căn mới có thể thực hiện được, hàng hạ căn thì vô phương. [Dúng]
c) Vãng sanh là theo nguyện lực mà sanh về TPCL thành đạo. Còn tự lực là do diệt nghiệp để chứng qua từng cảnh giới một mà tiến lên. [Dúng]
d) Vãng sanh là đi thẳng về TPCL để thành đạo nên nhanh chóng. Tự lực là phải tự vượt qua nhiều thử thách khó khăn nên thời gian rất lâu. [Dúng]
e) Vãng sanh là nhờ Phật lực tiếp độ nên dễ. Tự lực phải đoạn sạch nghiệp chướng để thoát tam giới nên rất khó. [Dúng]
f) Còn nghiệp phải trả nghiệp, không có chuyện đới nghiệp vãng sanh. [Sai]
g) Vãng sanh về TPCL không phải chứng đắc mới được vãng sanh. Tự lực tu chứng phải tự mình chứng đắc mới được. [Dúng]
h) Đới nghiệp vãng sanh thành tựu do Tín, Nguyện, Hạnh. Tự lực tu chứng thành tựu do đoạn hết nghiệp hoặc. [Dúng]
i) Vãng sanh dành cho người yếu đuối, kém nghị lực. Tự lực mới xứng đáng là kẻ trượng phu. [Sai]
j) Vãng sanh là pháp tu thấp kém, phải chờ tới lúc chết mới được vãng sanh. Tự lực cao hơn, tích tắc có thể thành Phật. [Sai]
k) Vãng sanh là do định số, người nào có số vãng sanh mới được vãng sanh. Tự lực là do ý chí kiên dũng mà thắng định số. [Sai]
l) Đới nghiệp vãng sanh là vượt qua sáu đường luân hồi, nghiệp chướng tự nó bế tắc. Tự lực phải tự mình đoạn diệt nghiệp chướng để tiến tới. [Dúng]
m) Vãng sanh xong đương nhiên ta sẽ trở thành Bồ-Tát. Còn kẹt lại đây ta vẫn còn là phàm phu sanh tử luân hồi. [Dúng]
n) Về TPCL ta chỉ hưởng an vui cho cá nhân. Ở lại đây ta mới có cơ hội cứu độ chúng sanh. [Sai]
o) Về TPCL thành đạo ta mới cứu được chúng sanh. Ở tại đây ta bị chúng sanh lôi đi đọa lạc. [Dúng]
p) Đới nghiệp vãng sanh thành Phật thì dễ tu. Tự lực tu chứng thành Phật quá khó. [Dúng]
q) Vãng sanh xong thì an ổn tu hành cho đến ngày thành Phật, không bị chết, gọi là một đời thành Phật. Ở cõi này tu chưa được gì thì chết mất, phải chịu luân hồi đọa lạc!… [Dúng]
r) Về TPCL ta thoát qua sanh tử luân hồi. Ở lại đây thì vấn đề sanh tử vẫn còn nguyên vẹn. [Dúng]
s) Có nhân thì phải có quả. Đới nghiệp vãng sanh thành Phật là không hợp với lý Nhân-Quả. [Sai]
t) Người niệm Phật vãng sanh là thực hiện lý đạo cao tột của Nhân-Quả. [Dúng]
u) Cõi Tịnh-Độ rất thanh tịnh. Mang nghiệp mà sanh về đó là không đúng với lý Tịnh-Độ. [Sai]
v) Đới nghiệp vãng sanh là người có tạo nghiệp nhưng nay tâm đã giác ngộ. Tâm giác ngộ thì tâm niệm Phật vãng sanh, chứ không phải nghiệp chướng vãng sanh. [Dúng]
w) Phải tu vô lượng kiếp mới thành Phật, làm gì có chuyện tu một đời thành Phật. [Sai]
x) Nghiệp Lực không có tự tánh nên không thể chủ động, còn Tâm Lực có tự tánh nên chủ động mà đi vãng sanh. [Dúng]
y) Về TPCL sống trong cảnh giới của Pháp Tánh nên một đời thành đạo. Còn kẹt lại đây ta sống trong cảnh giới ô trược nên đời đời chịu nạn. [Dúng]
z) Về TPCL ta tu với chư đại Bồ-Tát bất thoái chuyển nên một đời thành đạo. Tại cõi Ta-Bà ta tu với phàm phu nên khó thoát cảnh phàm phu. [Dúng]
24. Những đáp án thích hợp cho người tu hành trong thời mạt pháp này:
a) Thời mạt pháp mà không niệm Phật, thì ức triệu người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. [Dúng]
b) Ai cũng có thể niệm Phật đến “Nhất Tâm Bất Loạn“ tự tại vãng sanh, không cần hộ niệm. [Sai]
c) Chí thành chí kính niệm Phật là đạo nhiệm mầu để vãng sanh, đừng nên khởi tâm thượng mạn mà dễ bị nạn. [Dúng]
d) Niệm Phật đạt được “Niệm Bất Niệm“ rất dễ, chắc chắn sẽ vãng sanh, không cần hộ niệm. [Sai]
e) Hiếu kỳ rất dễ bị ma nạn. Chỉ vì tâm thượng mạn mà dễ bị ma chướng phá hoại, gạt vào những cảnh giới chứng đắc giả. [Dúng]
f) Nếu niệm Phật được “Nhất Tâm Bất Loạn“ thì cứ khoe ra cho nhiều người tôn kính. [Sai]
g) Chưa chứng đắc mà khoe rằng chứng đắc là tội đại vọng ngữ, nếu không sám hối kịp thời sẽ bị đại nạn. [Dúng]
h) Đã chứng đắc rồi thì cứ biểu diễn thần thông cho mọi người thấy mà phát khởi tín tâm vào Phật pháp. [Dúng]
i) Dùng thần thông chiêu nạp tín đồ không phải là chánh đạo. [Dúng]
j) Muốn an toàn thì phải giữ hạnh khiêm cung, kết nhóm đồng tu hộ niệm cho nhau. [Dúng]
k) Đừng quá lo về phiền não, đừng chú tâm diệt nghiệp. Hãy tập buông xả, thành tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh TPCL, thì phiền não tự hết. [Dúng]
l) Càng có phiền não càng nhận rõ mình còn phàm phu. Hãy quyết lòng niệm Phật, chú trọng hộ niệm để có cơ hội vãng sanh. [Dúng]
m) Người phàm phu hãy chuyên nhất niệm Phật cầu vãng sanh thì đường vãng sanh vững vàng hơn là tu tập nhiều pháp. [Dúng]
25. Khinh thường pháp hộ niệm là một sơ suất rất lớn, tại sao?
a) Tự cô lập mình, dễ bị oán thân trái chủ tự do đánh phá không ai điều giải. [Dúng]
b) Lúc lâm chung chướng nạn chập chùng, cạm bẫy trùng trùng rất dễ bị nạn. [Dúng]
c) Lúc lâm chung không có người khai thị hướng dẫn đúng đường, bị nghịch duyên lôi kéo theo đường đọa lạc mà đành chịu oan uổng một đời tu hành. [Dúng]
26. Pháp môn nào của Phật cũng vi diệu cả, nhưng xét về sự thành tựu thì:
a) Có pháp quá cao, chỉ dành cho hàng thượng trí tu trì, người hạ căn rất khó thực hành nổi. [Dúng]
b) Có pháp quá dễ thực hiện, nhưng không có mục đích giải thoát. [Dúng]
c) Hàng phàm phu phải cẩn thận tuyển chọn pháp môn vừa khế lý vừa khế cơ thì đường tu hành mới thành tựu được. [Dúng]
d) Pháp môn niệm Phật là pháp duy nhất cứu độ khắp cả ba căn thượng trung hạ một đời giải thoát thành đạo. [Dúng]
27. Chúng sanh trong thời này nên chọn pháp “Niệm Phật – Hộ Niệm – Vãng Sanh “, vì sao?
a) Sự thành tựu của pháp hộ niệm đã được chứng minh quá rõ rệt, thực hành dễ dàng, phương pháp rất đơn giản cụ thể. [Dúng]
b) Những pháp môn tự lực thực hành quá khó nên sự thành tựu quá ít ỏi! Người phàm phu muốn được giải thoát thì nên cẩn thận hộ niệm mới an toàn. [Dúng]
c) Hiện tượng người chết bị đọa lạc quá nhiều!… Thực sự đây là sự cảnh cáo nghiêm khắc cho tất cả chúng ta. [Dúng]
d) Người phàm phu nghiệp nặng không thể tự lực thoát nạn, nhưng nhờ hộ niệm mà sự vãng sanh đã hiển hiện quá nhiều. Rất đáng được tin tưởng. [Dúng]
e) Những người hộ niệm có năng lực trừ ma yếm quỷ, có họ đến hộ niệm thì chúng ta yên tâm vãng sanh. [Sai]
f) Những người hộ niệm chỉ với lòng thành đến bên cạnh chúng ta niệm Phật giúp ta giữ chánh niệm, giúp ta điều giải oan gia trái chủ. [Dúng]
g) Vãng sanh TPCL chính là pháp mà Phật, Bồ-Tát tuyển chọn cho chúng sanh tu hành trong thời mạt pháp này. [Dúng]
28. Muốn cuộc hộ niệm thành công, thì giữa người hộ niệm và người bệnh cần đến yếu tố nào?
a) Người bệnh phải tôn trọng và thành khẩn nghe lời người hộ niệm. Người hộ niệm thương yêu và thành khẩn hộ niệm cho người bệnh. [Dúng]
b) Người bệnh mà tỏ ra khinh thường người hộ niệm, thì hộ niệm sẽ thất bại. [Dúng]
c) Người bệnh tự niệm và người hộ niệm phải hòa hợp nhau mới dễ được cảm ứng đến Phật lực gia trì tiếp độ vãng sanh. [Dúng]
29. Những ai cần nghiên cứu phương pháp hộ niệm vãng sanh?
30. Người bệnh rất cần nghiên cứu pháp hộ niệm, tại sao?
31. Ấn Quang tổ sư khai thị: “Một đạo tràng nào giúp được một người vãng sanh mới được gọi là đạo tràng thành tựu, chứ không phải là nơi gieo duyên cho hàng vạn người tới lui tu tập“, theo lời khai thị này thì:
32. Người tu hành thời này rất khó thoát nạn là do nguyên nhân gì?
33. Những vấn đề khác về người tu học Phật trong thời này:
a) Căn tánh yếu mà tu theo các pháp quá cao thành ra thất bại. [Dúng]
b) Không hiểu pháp hộ niệm nên thường phạm nhiều điều sai lầm mà bị nạn. [Dúng]
c) Nếu đã nắm vững quy luật của pháp hộ niệm rồi thì có thể không cần hộ niệm nữa. [Sai]
d) Bây giờ biết rõ pháp hộ niệm, nhưng khi lâm chung tự mình khó có thể thực hiện được, nên cần phải được hộ niệm. [Dúng]
e) Những lý luận lúc bình thường đến lúc lâm chung không thể ứng dụng được vì các căn tán loạn, không còn sáng suốt được. [Dúng]
f) Tâm là Phật, Phật là tâm. Trong tâm đã có Phật thì không cần niệm Phật A-Di-Đà? [Sai]
g) Phàm có tướng đều là hư vọng, TPCL có tướng vậy TPCL không có thực. [Sai]
h) Bình thường không tu hành, chờ lâm chung mời BHN cũng khó giúp được gì. [Dúng]
i) Pháp môn vô lượng, phải học càng nhiều pháp môn càng tốt. [Sai]
j) Thực hành nhiều pháp môn thì tâm thường chao đảo, không có chỗ định, không tốt cho hàng phàm phu. [Dúng]
34. Nhiều vị tổ sư khi lâm chung vẫn phải dặn dò hàng đệ tử vây quanh hộ niệm. Tại sao?
35. Người phàm phu muốn vãng sanh TPCL có nên nguyện trả hết nghiệp không?
a) Không nên nguyện trả hết nghiệp!…Vì cầu hết nghiệp mà nghiệp không thể hết thì phải theo nghiệp thọ nạn. [Dúng]
b) Rất cần, vì phải trả hết nghiệp chướng thì mới vãng sanh TPCL được. [Sai]
c) Được cầu trả hết nghiệp, nhưng không được phép quên cầu vãng sanh TPCL. [Sai]
d) Khi còn mạnh khỏe thì cầu trả hết nghiệp, khi bệnh nặng thì chỉ cầu vãng sanh TPCL thôi. [Sai]
e) Đầy đủ Tín Nguyện Hạnh thì mới được vãng sanh. Nghĩa là chỉ cầu vãng sanh, không được cầu trả hết nghiệp. [Dúng]
36. Tu hành phải theo đúng lời Phật dạy, đúng lời Tổ khuyên mới có thể được thành tựu. Có nghĩa là:
a) Khi trong nhà có người chết phải chú trọng coi ngày giờ chôn cất, tìm thầy về giải nạn trùng tang. [Sai]
b) Phật dạy thời mạt pháp này phải niệm Phật mới có thể thành tựu. Ta quyết niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ là chính xác. [Dúng]
c) Muốn an toàn để thành tựu trong thời này thì tu hành KHÔNG được hiếu kỳ, đừng thấy điều gì lạ lạ cũng làm thử. [Dúng]
d) Tu hành không thể chạy theo cảm tình hay vị nể, mà phải làm đúng theo lời Phật dạy, niệm Phật để lo cứu huệ mạng của chính mình. [Dúng]
e) Niệm Phật Hộ Niệm đã chứng minh cụ thể sự vãng sanh đúng lời Phật và Tổ dạy, chúng ta không được hồ nghi. [Dúng]
f) Cần tìm BHN có năng lực đến niệm Phật giải nghiệp, thì nghiệp chướng có thể tiêu trừ, tiêu tai giải nạn. [Sai
37. Người có nhiều năm công phu niệm Phật khá tốt, nhưng vẫn cần những người hộ niệm trợ duyên, vì sao?
a) Lúc lâm chung thường đầu óc không còn sáng suốt, định lực tiêu tan, oan gia trái chủ cài bẫy hãm hại làm cho tâm hồn thất điên bát đảo không giữ được chánh niệm. [Dúng]
b) Giây phút cuối đời thân tàn sức kiệt, lại bị bệnh khổ hành hạ có thể quên niệm Phật cầu vãng sanh nên cần hộ niệm. [Dúng]
c) Người hộ niệm nắm vững quy luật trợ niệm, biết cách hướng dẫn, hóa giải chướng nạn, có thể giúp cho mình giữ được chánh niệm mới có hy vọng vãng sanh. [Dúng]
38. Có người niệm Phật bị tẩu hỏa nhập ma, tại sao?
a) Vì niệm Phật không chí thành, thiếu khiêm hạ, tánh hiếu kỳ, ham thích những cảnh giới hão huyền. [Dúng]
b) Vì niệm Phật với tâm ý thượng mạn, tham chứng đắc nhanh chóng, thích phép lạ, ưa thần thông… [Dúng]
c) Vì niệm Phật mà trước đó không trì chú để trị ma chướng. [Sai]
d) Vì niệm Phật không cầu vãng sanh mà ngày ngày đều cầu xin được cảm ứng nên bị tẩu hỏa nhập ma. [Dúng]
39. Niệm Phật đới nghiệp vãng sanh, dễ tu dễ chứng, nhưng có nhiều người thất bại vì một sơ suất lớn, đó là:
40. Thêm nhận thức về niệm Phật vãng sanh:
a) Hãy tự nhận mình là phàm phu, nghiệp chướng nặng mà lập hạnh khiêm cung, thành thật niệm Phật. [Dúng]
b) Nghiệp báo, bệnh khổ sẽ là điều đương nhiên, hãy tự tại đón nhận, không quá lo âu. [Dúng]
c) Quyết lòng trả cho hết nghiệp trong một đời này để không còn bị chướng ngại sự vãng sanh TPCL. [Sai]
d) Quyết chí niệm Phật từ một ngày cho đến bảy ngày thì ai cũng có thể được nhất tâm bất loạn. [Sai]
e) Tách ly đại chúng, tự tu một mình mới được thanh tịnh. [Sai]
f) Người phàm phu thời mạt pháp không nên đóng cửa tự tu một mình. [Dúng]
g) Kết nhóm đồng tu, hộ niệm cho nhau vãng sanh mới an toàn. [Dúng]
h) Cần nghiêm chỉnh nghiên cứu kỹ lưỡng về pháp hộ niệm để hộ niệm như lý như pháp. [Dúng]
i) Chỉ có người xuất gia niệm Phật mới được vãng sanh. [Sai]
j) Không phải tín đồ của Phật giáo thì không được vãng sanh. [Sai]
k) Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc… khi lâm chung thực hiện đầy đủ tín nguyện hạnh của pháp môn niệm Phật đều được vãng sanh. [Dúng]
l) Người tự thấy mình đã chứng đắc thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
m) Người có tâm thượng mạn thì thường bị ma chướng. [Dúng]
n) Người thực sự chứng đắc không bao giờ khoe trương, người khoe trương không thể là thực chứng được. [Dúng]
o) Người không tin có sự vãng sanh Tịnh-Độ, thì dù tu hành rất giỏi cũng không được vãng sanh. [Dúng]
p) Người tu lâu năm thì chắc chắn vãng sanh cao phẩm. [Sai]
q) Chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ mới được vãng sanh. [Dúng]
r) Đừng quá ham mê kiến giải. Kiến thức thế gian càng rộng, càng mất duyên Tịnh-Độ. [Dúng]
Chương 3:
1. Tổng quát, pháp Hộ Niệm Vãng Sanh là gì?
a) Đây là phương pháp hướng dẫn thực hành pháp môn niệm Phật cầu sanh TPCL một cách chính xác, cụ thể, đúng lúc. [Dúng]
b) Khi lâm chung hướng dẫn người bệnh giữ vững tín tâm, giữ vững tâm nguyện vãng sanh, giữ vững câu Phật hiệu cầu sanh Cực-Lạc. [Dúng]
c) Trực tiếp trợ duyên, điều giải oán nạn, hóa gỡ những vướng mắc giúp người bệnh khi lâm chung giữ chánh niệm để được vãng sanh TPCL. [Dúng]
d) Pháp hộ niệm vãng sanh giúp người niệm Phật nắm vững phương cách tu hành, biết rõ đường đi điểm về không còn mông lung nữa. [Dúng]
2. Pháp hộ niệm quan trọng như thế nào?
a) Thời mạt pháp chúng sanh nghiệp chướng quá nặng, khi lâm chung bị nghiệp chướng làm chủ, nếu không nhờ hộ niệm thì khó ai có thể vượt qua nghiệp chướng mà thoát ly sanh tử luân hồi. [Dúng]
b) Thời mạt pháp chúng sanh trí cạn, vọng tưởng nhiều, tu hành khó thể khai ngộ. Pháp hộ niệm giúp người theo nguyện lực mà vãng sanh thành Phật. [Dúng]
c) Phật dạy: “Vạn pháp duy tâm”. Pháp hộ niệm giúp người ra đi thực hiện cụ thể đạo lý này bằng cách niệm Phật cầu vãng sanh để được vãng sanh về TPCL thành đạo. [Dúng]
d) Khi lâm chung có rất nhiều cạm bẫy hiểm nghèo, không hộ niệm khó ai có thể tự hóa giải được để thoát nạn. [Dúng]
e) Khi lâm chung nhiều hành nghiệp trong đời này và nhiều đời kiếp trước ứng hiện về làm cho tâm hồn tán loạn, không hộ niệm khó có ai tỉnh táo chọn được con đường sáng sủa cho tương lai. [Dúng]
f) Tuyệt đại đa số con người thời mạt pháp thuộc hàng hạ căn, nhờ hộ niệm mà giúp họ có thể chủ động đi vãng sanh thành đạo, tránh cảnh đọa lạc khổ đau vạn kiếp. [Dúng]
g) Hộ niệm rất quan trọng vì hễ hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
3. Hiện tượng thiếu niềm tin vào pháp niệm Phật vãng sanh:
a) Phật dạy: “Nan tín chi pháp”, nghĩa là pháp rất khó cho chúng sanh tin tưởng, nên có người không tin pháp niệm Phật vãng sanh là chuyện bình thường. [Dúng]
b) Hộ niệm vãng sanh không đúng với khoa học. [Sai]
c) Khoa học vật chất càng phát triển, tâm linh càng bị lu mờ. Con người tham chấp kiến giải thế gian nên khó giác ngộ Phật pháp. [Dúng]
d) Pháp môn niệm Phật vãng sanh mới xuất hiện sau này chứ kinh Phật không nói đến. [Sai]
e) Phật dạy, người thiếu thiện căn không thể tin được pháp niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
f) Người chưa có cơ duyên gặp được hiện tượng vãng sanh nên còn hồ nghi pháp niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
g) Người không tu, hoặc tu theo ngoại đạo nên không hiểu Phật pháp thường đánh giá sai lầm chánh pháp của Phật. [Dúng]
h) Nhiều người tu theo Phật Giáo, nhưng vì không hành theo pháp môn Tịnh-Độ nên không hiểu thấu Lý và Sự niệm Phật vãng sanh. [Dúng]
i) Có người tu học Phật nhưng hành trì bất định, hướng giải thoát mông lung, cũng khó hiểu thấu pháp hộ niệm vãng sanh. [Dúng]
4. Nhận thức về pháp hộ niệm vãng sanh:
b) iHộ niệm là pháp hướng dẫn người sống cách tu hành để vãng sanh TPCL. [Dúng]
c) Người hạ căn phàm phu dẫu có niệm Phật cũng không thể vãng sanh. [Sai]
d) Pháp môn niệm Phật rộng độ ba căn, thánh phàm đều được vãng sanh thành đạo. [Dúng]
e) Hộ niệm là pháp mong cầu cho người bệnh chết sớm. [Sai]
f) Phàm phu thân mạng đã có định kỳ, hộ niệm có thể giúp người lâm chung có cơ hội vượt qua sanh tử để vãng sanh thẳng về TPCL. [Dúng]
g) Pháp hộ niệm hướng dẫn cách thực hiện cụ thể, chính xác pháp môn Tịnh-Độ. Đây là đại chánh pháp của Phật để lại. [Dúng]
h) Nhờ được hộ niệm mà có nhiều hiện tượng vãng sanh xảy ra, tạo được ấn tượng rất tốt, chứng minh Phật pháp nhiệm mầu. [Dúng]
i) Người được hộ niệm thì được sống lâu, không bị chết sớm. [Sai]
j) Phàm phu thân mạng vô thường khi mãn phần thì phải trả về cho vô thường, người nắm vững pháp niệm Phật cầu vãng sanh thì được vãng sanh TPCL, chứ không còn chết sống trong sáu đường luân hồi nữa. [Dúng]
k) Người nào được hộ niệm thì thường tắt hơi sớm hơn bình thường. [Sai]
l) Chỉ có tự tử mới bị chết sớm hơn bình thường, còn hộ niệm là giúp người bệnh đến kỳ mãn báo thân biết đường vãng sanh về TPCL. [Dúng]
m) Người nào được hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh TPCL. [Sai]
n) Người được hộ niệm nhờ sự trợ duyên tốt, giúp họ có thể giữ được chánh niệm mà được vãng sanh. [Dúng]
o) Được vãng sanh là do chính người bệnh thực hiện đúng pháp niệm Phật, còn người hộ niệm chỉ hướng dẫn, trợ duyên mà thôi. [Dúng]
p) Người nào được hộ niệm nếu không được vãng sanh TPCL thì ít ra cũng sanh lên trời. [Sai]
q) Người được hộ niệm, ra đi lưu lại tướng lành tốt đẹp, nếu không được vãng sanh TPCL thì ít ra cũng sanh về cảnh giới lành. [Dúng]
r) Người được hộ niệm nếu tự mình không đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì không được vãng sanh, nhưng có thể kết được duyên lành Phật pháp. [Dúng]
s) Người không tin tưởng Phật pháp, không làm theo sự hướng dẫn của BHN, nhưng nhờ hộ niệm vẫn có thể được vãng sanh. [Sai]
t) Chính người bệnh không tin tưởng, không tự thực hiện đúng quy luật vãng sanh, thì dù được hộ niệm cũng không thể vãng sanh. [Dúng]
u) Người nào được hộ niệm thì được hết bệnh. [Sai]
v) Người được hộ niệm, nếu phần số chưa mãn, nhưng nhờ có Tín-Nguyện-Hạnh vững vàng mà bệnh khổ dễ được bình phục. [Dúng]
w) Người được hộ niệm nếu thành tâm cầu hết bệnh thì mới hết bệnh. [Sai]
x) Người được hộ niệm nếu cầu xin hết bệnh thì bệnh không hết mà phải mất phần vãng sanh. [Dúng]
y) Người trong gia đình cầu xin cho người bệnh hết bệnh, thì người bệnh sẽ mất vãng sanh. [Sai]
z) Người trong gia đình cầu xin cho người bệnh hết bệnh, sự cầu nguyện này dễ làm cho người bệnh thoái tâm mà mất vãng sanh. [Dúng]
aa) Một người phải có năng lực đặc biệt mới có khả năng hộ niệm cho người khác vãng sanh. [Sai]
bb) Người hộ niệm không cần một năng lực đặc biệt nào cả, chỉ cần có tín tâm, lòng thành kính và nắm vững quy luật hộ niệm để hướng dẫn đúng pháp giúp người bệnh tự thực hành lấy để được vãng sanh. [Dúng]
cc) Một người tu hành đã chứng đạo mới có tư cách hộ niệm cho người khác vãng sanh. [Sai]
dd) Một người chân chánh tu hành khi đi hộ niệm có ảnh hưởng rất tốt tới người bệnh. [Dúng]
¨
ee) Lòng chí thành và tin tưởng của người hộ niệm ảnh hưởng rất tốt cho người bệnh. [Dúng]
ff) Người hộ niệm cần nên tham gia đồng bóng, vì pháp đồng bóng biết rõ người chết đi về đâu. [Sai]
gg) Có thể dùng pháp đồng bóng để hỗ trợ vào pháp hộ niệm. [Sai]
hh) Pháp hộ niệm vãng sanh hoàn toàn không liên hệ gì đến các pháp đồng bóng. [Dúng]
ii) Cần lập đàn cúng thí thực cho vong hồn để hỗ trợ pháp hộ niệm vãng sanh. [Sai]
jj) Người hộ niệm có thể cầu xin chư Thần Linh nhập thân để hộ niệm. [Sai]
kk) Người Phật tử chân chánh không nên ứng dụng các pháp của ngoại đạo. [Dúng]
ll) Người hộ niệm mà tự xưng mình là Phật, Bồ-Tát tái thế cứu độ chúng sanh thì đúng hay sai? [Dúng]
mm) Thời này có Phật Bồ-Tát xuống thế cứu độ chúng sanh, nhưng các Ngài tuyệt đối không bao giờ thố lộ danh tánh, nếu bị lộ thì thị tịch ngay. [Dúng]
nn) Người tự xưng đắc đạo, phô diễn thần thông là đúng hay sai? [Dúng]
oo) Người chân chánh tu hành không bao giờ tự khoe chứng đắc, hoặc phô diễn thần thông để chiêu nạp tín đồ. [Dúng]
pp) Người nào tự xưng là Minh-Sư, tự cho mình đã đắc đạo, thì người đó đang hành tà đạo. [Dúng]
qq) Nên tụng nhiều kinh chú để hỗ trợ thì pháp hộ niệm mới mạnh. [Sai]
rr) Hộ niệm chỉ nên niệm Phật hiệu “A-Di-Đà Phật” để giữ chánh niệm cho người bệnh là tốt nhất. [Dúng]
ss) Pháp niệm Phật vãng sanh càng chuyên càng mạnh, càng xen tạp càng yếu. [Dúng]
tt) Xen tạp ngay lúc lâm chung là một sự tối kỵ cho việc vãng sanh. [Dúng]
uu) Phải niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật”, không được niệm A-Di-Đà Phật. [Sai]
vv) Niệm “A-Di-Đà Phật” hoặc “Nam Mô A-Di-Đà Phật” đều được, tùy theo ý muốn của người bệnh. [Dúng]
ww) Niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” thì mạnh hơn, dễ hơn cho người lâm chung vì lúc này họ rất yếu, nhiều người không niệm nổi 6 chữ. [Dúng]
xx) Niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” nặng về Lý Tự Tánh, không còn “Năng-Sở”, (nghĩa là không phân biệt người niệm và Phật được niệm) nên dễ được cảm ứng đạo giao. [Dúng]
yy) Niệm 6 chữ “Nam Mô A-Di-Đà Phật” nặng về Sự Cung Kính, còn có “Năng-Sở”. Nhưng vẫn niệm được, tùy theo sở thích của người bệnh. [Dúng]
zz) Có thể niệm: “Mô Phật”, “Nam Mô Phật”… cho gọn khi hộ niệm. [Sai]
aaa) Có thể dùng câu: “Nam Mô Tây-Phương Cực-Lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Đà Phật” để hộ niệm. [Sai] (Quá dàí)
bbb) Người hộ niệm thường dễ bị ma nhập. [Sai]
ccc) Người tâm tính hiếu kỳ, thượng mạn, thích cảm ứng, ưa thần thông, tự cho mình đã chứng đắc hoặc có năng lực đặc biệt gì đó… thì rất dễ bị ma nhập. [Dúng]
ddd) Người thành tâm niệm Phật hộ niệm giúp người vãng sanh được Thiên Long Hộ Pháp bảo vệ không thể bị ma nhập. [Dúng]
eee) Pháp hộ niệm giúp nhiều người ra đi an lành, có hiện tượng vãng sanh vô cùng quí hóa, làm cho nhiều người giác ngộ đường tu hành, công đức vô lượng. [Dúng]
Chương 4:
1. Những người nào sẽ được hộ niệm?
b) Chỉ có người tu theo Phật giáo, nhất là tu theo pháp môn niệm Phật mới được hộ niệm. [Sai]
c) Chỉ dành riêng cho người có đạo đức, không gây nhiều tội ác. [Sai]
d) Tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, văn hóa, trình độ, sắc tộc… nếu có đủ duyên đều có thể được hộ niệm. [Dúng]
2. Điều kiện để người bệnh được hộ niệm:
b) Chính người bệnh phải đến thỉnh mời BHN thì mới được hộ niệm. [Sai]
c) Chờ khi bị bệnh nặng mới được hộ niệm. [Sai]
d) Người bệnh đến lúc mê man bất tỉnh hay đang hấp hối mới được hộ niệm. [Sai]
e)Người bệnh vẫn còn tỉnh táo thì mới có thể hộ niệm được. [Dúng]
f) Tất cả người bệnh nào đã liên lạc với BHN thì đều được hộ niệm. [Sai]
g)Người chưa bị bệnh nặng, nhưng cần nên chuẩn bị trước, vì hộ niệm là pháp hướng dẫn cho người bệnh tự thực hiện để được vãng sanh. [Dúng]
h) Tình cảm tốt giữa gia đình người bệnh và BHN là điều quan trọng để được hộ niệm. [Sai]
3. Gia đình người bệnh cần chú ý: (Xem thêm phần phụ lục)
b) Gia đình cần tin tưởng rằng BHN có thể giúp cho bệnh tình của người thân mình mau chóng bình phục. [Sai]
c) Gia đình cần nói rõ ý định, hoặc muốn người thân sớm bình phục, hoặc muốn người thân sớm vãng sanh để BHN làm đúng theo ý nguyện của gia đình. [Sai]
d) Không nên chạy theo tập tục thế gian mà tạo thành chướng nạn làm mất cơ hội vãng sanh của người thân. [Dúng]
e) Khuyên người bệnh phải kiêng cữ ăn uống để sớm được vãng sanh. [Sai]
f) Cần cho người bệnh ăn uống đầy đủ hầu có đủ sức khỏe, tinh thần tỉnh táo mới niệm Phật được tốt. [Dúng]
g)Cần thường xuyên thay đổi thế nằm, có thể xoa bóp giúp bệnh nhân thoải mái mà niệm Phật. [Dúng]
h) Gia đình tích cực cộng tác chặt chẽ với BHN để hộ niệm cho người thân là điều rất quan trọng. [Dúng]
4. Khi trình bày bản quy định cho gia đình, BHN cần gặp những ai?
b) Cần có mặt càng đầy đủ thành viên trong gia đình càng tốt, có thể có mặt cả người bệnh. [Dúng]
c) Một vài người đại diện trong gia đình, người bệnh không được quyền tham dự. [Sai]
d) Chỉ cần gởi bản nội quy cho gia đình đọc qua là được. [Sai]
5. Khi nào mới chính thức được hộ niệm:
b) Sau khi BHN tiếp xúc gia đình và người bệnh. [Sai]
c) Sau khi BHN trình bày, giải thích bản quy định cho gia đình, và gia đình thống nhất chấp nhận thực hiện đầy đủ bản quy định này. [Dúng]
d) Hễ người bệnh tha thiết muốn vãng sanh thì BHN sẽ nhận hộ niệm. [Sai]
6. Vấn đề gia đình người bệnh không tin tưởng Phật pháp:
7. Vấn đề gia đình cản trở, nhưng người bệnh lại muốn được hộ niệm:
b) Người bệnh phải tự dàn xếp ổn thỏa việc gia đình, tự hóa giải sự cản ngăn. [Dúng]
c) Nếu cần, người bệnh có thể nhờ đến pháp luật bảo vệ bản di chúc, buộc mọi người trong gia đình phải thi hành di chúc. [Dúng]
d) Tất cả chướng ngại cần nên giải quyết ổn thỏa thì BHN mới có thể hộ niệm được. [Dúng]
8. Muốn cuộc hộ niệm tránh nhiều trở ngại thì tờ di chúc rất cần thiết. Những gì cần ghi trong di chúc?
b) Nếu cần, tờ di chúc nên được chính quyền thị thực để hợp với pháp lý. [Dúng]
c) Nói rõ ý nguyện vãng sanh Tịnh-Độ của mình, yêu cầu con cháu hỗ trợ. [Dúng]
d) Khuyến tấn con cháu tin tưởng Phật pháp, cùng nhau niệm Phật hộ niệm. [Dúng]
e) Nếu có người con nào không tin thì khuyên vì lòng hiếu nghĩa đừng gây trở ngại việc hộ niệm. [Dúng]
f) Cần chọn trước một BHN để lo liệu và quyết định việc hộ niệm. [Dúng]
g) Nên phân chia tài sản rõ ràng cho con cháu trước.[Dúng]
h) Dặn dò vấn đề giảm chế chất morphine để tránh tình trạng mê man bất tỉnh.[Dúng]
i) Bệnh tình nguy kịch, không thể cứu chữa nên sớm xuất viện lo việc hộ niệm. [Dúng]
j) Dặn dò con cháu không được ủ rũ, buồn khổ, rơi lệ, khóc lóc khi mình lâm chung. [Dúng]
k) Không đụng chạm vào thân xác sau khi tắt thở cho đến 12 tiếng đồng hồ. [Dúng]
l) Dẫu gặp trường hợp tai nạn bị chết bất thường, cũng xin miễn giải phẫu xét nghiệm tử thi. [Dúng]
m) Không được giải phẫu lấy khí quan. [Dúng]
n) Dặn con cháu tắm rửa sớm, thay quần áo tươm tất cho đẹp. [Sai]
o) Nên dặn con cháu làm tiệc linh đình cho nhiều người biết mình vãng sanh. [Sai]
p) Dặn dò con cháu kiêng cữ sát sanh giết hại tất cả mọi sinh vật. [Dúng]
q) Kiêng cữ sát hại những con vật lớn, còn các loài muỗi ruồi… thì không sao. [Sai]
r) Dặn dò con cháu không dùng ngũ tân. [Dúng]
s) Không ăn ngũ tân, nhưng có thể cất chứa trong nhà. [Sai]
t) Nên dùng trai chay thanh tịnh để tạo phước lành. [Dúng]
u) Hậu sự nên đơn giản, không ồn náo. [Dúng]
v) Phải làm theo tục lệ của thế gian như: giải trùng tang, thuê người khóc mướn, trống kèn, giết hại sinh vật đãi đằng… [Sai]
w) Nên tổ chức người niệm Phật suốt ngày bên quan tài là tốt nhất. [Dúng]
x) Nên dặn dò về việc hậu sự cho con cháu làm hợp theo Phật pháp. [Dúng]
y) Tất cả mọi nghi lễ khác chỉ nên làm sau khi sự hộ niệm đã hoàn tất. [Dúng]
9. Để cho gia đình nắm vững quy định về hộ niệm, BHN cần phải làm gì?
b) Gia đình phải tôn trọng và thực hiện đúng bản quy định mới được hộ niệm. [Dúng]
c) Nếu có điều gì khó thực hiện được, hoặc bị trở ngại do hoàn cảnh tạo ra… thì gia đình cần nói rõ trước để BHN xét lại, uyển chuyển mà giải quyết. [Dúng]
d) Chỉ cần gởi bản “Những quy định dành cho gia đình bệnh nhân” để thân nhân biết qua mà tự thực hành lấy là được. [Sai]
10. Nếu gia đình không chấp nhận hoặc cố tình làm sai lệch quy định về hộ niệm thì:
b) Thay vì hộ niệm vãng sanh, BHN nên uyển chuyển đến niệm Phật tụng kinh cầu an cho người bệnh thì tốt hơn. [Sai]
c) Thường xuyên tới lui thăm viếng, kiên trì nhẫn nại giải thích cho họ hiểu sự vi diệu của pháp hộ niệm. [Sai]
d) Tìm cách uyển chuyển mà hộ niệm để tránh sự trách móc. [Sai]
e) Nếu cố gắng hộ niệm thì cũng không thành công, và BHN dễ gặp điều phiền não. [Dúng]
f) Phan duyên hộ niệm có thể bị rắc rối về vấn đề luật pháp và tạo cơ hội cho người đời đàm tiếu có thể dẫn tới tội phỉ báng Phật pháp. [Dúng]
g) Phan duyên hộ niệm thì không gieo được duyên lành, ngược lại có thể làm giảm uy tín Phật pháp, và pháp hộ niệm dễ bị chướng ngại. [Dúng]
11. Tại sao hộ niệm cần phải có quy định nghiêm chỉnh?
b) Giữ quy tắc hộ niệm nghiêm chỉnh để giảm thiểu sơ suất, tránh nghịch duyên, nhờ thế cuộc hộ niệm mới có thể thành công. [Dúng]
c) Rất nhiều ca hộ niệm vì không chú ý đến những quy tắc căn bản đã đưa đến sự đổ vỡ giữa chừng, hộ niệm bị thất bại và gây ra khá nhiều phiền toái. [Dúng]
d) Tôn trọng quy luật là thể hiện sự quyết tâm giúp người thân vãng sanh. Có chí thành chí kính mới được Phật lực gia trì. [Dúng]
12. Phòng hộ niệm nên treo hình Phật như thế nào?
b) Có thể dùng hình Phật A-Di-Đà mà thường ngày người bệnh thờ thì rất tốt. [Dúng]
c) Có thể treo nhiều hình tượng Phật và Bồ-Tát khác nhau càng tốt. [Sai]
d) Chỉ nên treo một loại hình Phật A-Di-Đà duy nhất, không nên treo chỗ này hình Phật vàng, chỗ kia hình Phật xanh… [Dúng]
e) Bắt buộc phải treo trên đầu người bệnh. [Sai]
f) Có thể treo hình A-Di-Đà Phật trên đầu, nhưng chủ yếu là treo cao ở phía trước theo tầm mắt cho người bệnh dễ thấy. [Dúng]
g) Có thể treo thêm bên trái, bên phải và thêm một vài hình ở nơi sáng sủa. [Dúng]
13. Sự thiết trí trong phòng hộ niệm cần như thế nào mới tốt?
b) Cần những hình ảnh trang trí vui tươi như: tranh cảnh, bông hoa, v.v… [Sai]
c) Có thể treo nhiều hình Phật và Bồ-Tát khác nhau cho thêm phần trang nghiêm. [Sai]
d) Chỉ được treo một mẫu hình Phật A-Di-Đà thống nhất. Có thể dán văn phát nguyện, văn hồi hướng, cáo thị cần thiết về sự hộ niệm. [Dúng]
e) Hãy giữ nguyên cách trang trí sẵn có mới tốt vì người bệnh đã quen thuộc rồi. [Sai]
f) Phòng cần gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có điều kiện thì phòng nên rộng rãi đủ để lạy Phật, sắp xếp ghế ngồi, tiện việc chăm sóc.. [Dúng]
g) Cần thoáng mát để có đủ không khí trong lành cho cả người bệnh và người hộ niệm. [Dúng]
h) Cần rộng rãi vì thường xuyên phải tiếp đón khách khứa viếng thăm. [Sai]
i) Cần có TV trước mặt để bệnh nhân nghe pháp hoặc giải trí. [Sai]
j) Có thể thiết lập một bàn thờ Phật đơn giản, nhưng không phải bắt buộc. [Dúng]
14. Tại sao không nên treo hình Phật, Bồ-Tát khác trong phòng hộ niệm?
b) Vì có nhiều nhiều hình tượng khác nhau dễ làm cho người bệnh phân tâm, mất chánh niệm, không nhiếp tâm vào câu Phật hiệu A-Di-Đà được. [Dúng]
c) Tránh cho người bệnh khỏi bị những cạm bẫy tế vi của oán thân trái chủ giả dạng. [Dúng]
15. Không treo hình Phật khác, chỉ dùng hình A-Di-Đà Phật có bị tội phân biệt không?
b) Đây là pháp “Nhất Tâm”, giúp người bệnh một lòng niệm danh hiệu đức A-Di-Đà để vãng sanh Tịnh-Độ. [Dúng]
c) Hình Phật A-Di-Đà cũng phải giống một mẫu, không nên khác nhau để tránh sự phân tâm mới đúng pháp hộ niệm. [Dúng]
16. Trong thời gian hộ niệm, những điều cấm kỵ mà gia đình cần chú ý:
b) Không cho thú vật như chó, mèo… lảng vảng bên cạnh. [Dúng]
c) Không được tự động áp dụng những cách hộ niệm khác hoặc thay đổi quy luật hộ niệm. [Dúng]
d) Không được sát sanh, ngay cả như: ruồi, muỗi, kiến, gián… [Dúng]
e) Tuyệt đối không sát hại sanh vật cúng tế quỷ thần. [Dúng]
f) Không được dùng cũng như cất giữ chất ngũ tân trong nhà. [Dúng]
g) Tuyệt đối không cho chích chất morphine giảm đau. [Sai]
h) Giảm thiểu dùng chất morphine để tránh người bệnh bị hôn mê không niệm Phật được mà mất vãng sanh. [Dúng]
i) Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc khi bắt đầu hộ niệm.[Sai]
j) Khuyên người bệnh mạnh mẽ phát tâm ngưng ăn uống để được vãng sanh sớm. [Sai]
k) Tuyệt đối không than khóc, ồn náo khi người bệnh ra đi. [Dúng]
l) Tuyệt đối không đụng chạm vào thân xác ít nhất trong vòng 8 giờ. [Dúng]
m) Tuyệt đối không được tụng kinh, tụng chú. [Sai]
n) Thành tâm niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ là tốt nhất. [Dúng]
o) Bắt buộc mọi người phải lạy Phật hàng ngày. [Sai]
p) Khuyến khích gia đình phát tâm niệm Phật lạy Phật hàng ngày cầu Phật gia trì tiếp độ người bệnh vãng sanh. [Dúng]
q) Phát tâm niệm Phật lạy Phật hàng ngày cầu xin người bệnh bình phục. [Sai]
17. Tại sao cần hạn chế người thân, bạn bè… trực tiếp thăm hỏi người bệnh?
18. Những điều gì thân nhân nên làm để việc hộ niệm được thuận lợi?
b) Nên ăn chay, tuyệt đối không được sát sanh. Tích cực phóng sanh, làm chuyện công đức hồi hướng cho người bệnh. [Dúng]
c) Chí thành niệm Phật, lạy Phật cầu gia trì cho người bệnh sớm bình phục. [Sai]
d) Thường đem lễ vật dâng cúng ở nơi đền miếu cầu xin Quỷ Thần gia hộ. [Sai]
e) Cầu Thầy pháp đến lập đàn hầu đồng, cúng sao, giải hạn, v.v… [Sai]
f) Không được cất giữ hay ăn ngũ tân. Nấu nướng phải gọn nhẹ, tránh mùi thức ăn bay đến chỗ hộ niệm. [Dúng]
g) Nếu biết không còn cách nào cứu chữa được nữa, hãy mau mau xin xuất viện đưa bệnh nhân về nhà sớm lo hộ niệm. [Dúng]
h) Sớm mời một BHN đến để lo hộ niệm, gia đình cần làm đúng theo sự hướng dẫn của BHN. [Dúng]
i) Mời BHN càng sớm càng tốt. Đừng bao giờ chờ đến lúc bệnh quá nặng, mê man bất tỉnh hay sắp lâm chung mới thỉnh mời BHN. Quá trễ rồi!… [Dúng]
j) Gia đình nên nhớ, đợi đến lúc bị mê man bất tỉnh, đang hấp hối, hay sắp lâm chung, nhiều BHN không đủ khả năng đảm nhận. [Dúng]
k) Phải có người đại diện thường xuyên liên lạc với BHN, tất cả mọi biến chuyển của người bệnh đều phải thông báo thẳng tới trưởng BHN liền. [Dúng]
l) Nên tham khảo ý kiến với trưởng BHN, không nên hỏi người ngoài về hộ niệm vì rất dễ bị phân tâm, lạc đường. [Dúng]
m) Tích cực cùng tham gia hộ niệm, nhưng phải nhất mực tuân theo sự hướng dẫn của BHN. [Dúng]
n) Cẩn thận chăm sóc người bệnh, nhưng không được tự ý thêm bớt hoặc cố tình thay đổi phương pháp hộ niệm. [Dúng]
19. Ai có quyền quyết định hộ niệm trong bệnh viện hoặc ở nhà?
b) Gia đình quyết định, BHN không được quyền ý kiến. [Sai]
c) BHN cố vấn, gia đình cần nên nghe lời BHN tìm cách xin xuất viện sớm khi thấy tình trạng không thể cứu chữa. [Dúng]
d) Hộ niệm trong bệnh viện hoặc ở nhà đều tốt. Không cần bàn tính. [Sai]
20. Vấn đề chăm sóc người bệnh theo pháp hộ niệm, gia đình cần phải làm gì?
b) Luôn luôn phải có ít nhất một người thân ở sát bên người bệnh để niệm Phật, chăm sóc. [Dúng]
c) Có thể dùng thuốc để hỗ trợ sức khỏe, nhưng phải khuyên người bệnh quyết chí cầu vãng sanh. [Dúng]
d) Cần chăm lo việc ăn uống đầy đủ để người bệnh có sức khỏe và tinh thần tỉnh táo niệm Phật mới tốt. [Dúng]
e) Tích cực khuyến tấn người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh. Không được nói lời tiêu cực, hay thăm hỏi vẩn vơ, cử chỉ bi quan. [Dúng]
f) Cần có y tá ngày đêm túc trực lo việc thuốc thang. [Sai]
g) Trong lúc hộ niệm, mọi biến chứng của bệnh nhân cần phải thông báo liền cho bác sĩ. [Sai]
h) Cần thông báo mọi tình huống về thể chất và tinh thần của người bệnh đến BHN để họ theo dõi hầu khai thị hóa giải kịp thời. [Dúng]
21. Khi người thân ra đi, gia đình cần chú ý:
b) Mọi người cần bình tĩnh quây quần thành khẩn niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn, cấp kỳ gọi ban hộ niệm. [Dúng]
c) Đừng vì quá thương tiếc người chết mà khóc than, sầu bi… làm cho người ra đi khởi tâm quyến luyến mà bị đọa lạc. [Dúng]
d) Nên tắm rửa, thay y phục, trang điểm cho đẹp, giúp linh hồn người chết bớt tủi thân. [Sai]
e) Không được đụng chạm đến xác thân sớm vì sẽ tạo sự đau đớn, khiến cho người chết sanh tâm sân giận mà bị đọa vào ba đường ác. [Dúng]
f) Đem rượu thịt dâng cúng lên bàn thờ Phật, cầu Phật Trời cứu độ. [Sai]
g) Không được đem rượu thịt cúng trên bàn thờ Phật, nhưng có thể cúng trên bàn thờ vong vì người chết lúc sanh thời ăn thịt uống rượu. [Sai]
h) Tuyệt đối kiêng cữ sát sanh hại vật để thết đãi tiệc tùng mà tạo thêm tội chướng cho vong nhân. [Dúng]
i) Đặt con dao và nải chuối trên bụng để yếm quỷ trừ tà. [Sai]
j) Nhét gạo nếp vàng bạc vào miệng, gởi tiền vào tay, để người chết xuống suối vàng tiêu dùng. [Sai]
k) Có nhiều tập tục của thế gian rất sai lầm, người học Phật chân chánh không nên làm theo. [Dúng]
l) Có nhiều tập tục của thế gian rất sai lầm, người học Phật chân chánh không nên làm theo. [Sai]
m) Nếu người chết nhằm vào ngày giờ “Trùng”, thì vong hồn người chết sẽ về bắt người sống chết theo. [Sai]
n) Phải cần mời thầy bùa về yếm trừ để giải nạn trùng tang mới an tâm. [Sai]
o) Người tu hành theo chánh đạo của Phật không được lầm lạc tin theo tà thuyết của hàng ngoại đạo mới tốt. [Dúng]
p) Ông bà, cha mẹ chết mà con cháu không khóc thì có